Từ trước đến nay, ta vẫn thường nói, thường nghe Đảng lo cho dân. Quả đúng như vậy, bởi ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích gì khác, bởi, Đảng ta là một Đảng phấn đấu hy sinh vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, của giai cấp công nhân, chứ không vì lợi ích nào khác. Đảng lo mọi lẽ, mọi mặt, mọi điều cho dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dân không đủ muối, Đảng phải lo. Dân không có gạo ăn đủ no, dân không có vải mặc đủ ấm, Đảng phải lo. Các cháu bé không có trường học, Đảng phải lo. Tôi lo chuyện này lắm: Các cháu mắt choẹt, da bủng. Tất cả mọi việc, Đảng phải lo. Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, đấu tranh giành thống nhất nước nhà, Đảng phải lo. Ngay cả đến tương cà, mắm muối của dân, Đảng đều phải lo”. Đảng lo cho dân là thực tế, được toàn dân ta ghi nhận, đời đời biết ơn, được nói nhiều, nghe nhiều trong đời sống xã...
Từ trước đến nay, ta vẫn thường nói, thường nghe Đảng lo cho dân. Quả đúng như vậy, bởi ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích gì khác, bởi, Đảng ta là một Đảng phấn đấu hy sinh vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, của giai cấp công nhân, chứ không vì lợi ích nào khác. Đảng lo mọi lẽ, mọi mặt, mọi điều cho dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dân không đủ muối, Đảng phải lo. Dân không có gạo ăn đủ no, dân không có vải mặc đủ ấm, Đảng phải lo. Các cháu bé không có trường học, Đảng phải lo. Tôi lo chuyện này lắm: Các cháu mắt choẹt, da bủng. Tất cả mọi việc, Đảng phải lo. Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, đấu tranh giành thống nhất nước nhà, Đảng phải lo. Ngay cả đến tương cà, mắm muối của dân, Đảng đều phải lo”. Đảng lo cho dân là thực tế, được toàn dân ta ghi nhận, đời đời biết ơn, được nói nhiều, nghe nhiều trong đời sống xã hội. Nhưng cũng trong đời sống xã hội, có một điều ít nói, ít nghe nhưng lại là điều cực kỳ hệ trọng đến sự tồn tại, phát triển của Đảng, đó là dân lo cho Đảng.
80 năm qua, kể từ ngày thành lập đến nay, lịch sử của Đảng ta đã trải qua các thời kỳ: Thời kỳ hoạt động bí mật, thời kỳ lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thành công, thời kỳ lãnh đạo kháng chiến thắng lợi, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thời kỳ lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước. Trong 80 năm đó, suốt 15 năm đầu, Đảng ta phải hoạt động bí mật. Hàng ngày, hàng giờ, Đảng ta phải đương đầu với chính sách khủng bố cực kỳ dã man của thực dân Pháp. Trên đất nước ta, các nhà tù Hỏa Lò, Sơn La, Lao Bảo, Côn Đảo và những nhà tù khác của thực dân Pháp giam chật ních những người cộng sản. Cách đây 50 năm, trong lời khai mạc lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc lại rằng: “Trong 31 đồng chí hiện nay là Ủy viên Trung ương ta, trước ngày khởi nghĩa đã được đế quốc Pháp tặng cho 222 năm tù đầy”. Trước sự khủng bố, đàn áp, tù đầy khốc liệt của kẻ thù, nhờ sự đùm bọc, nuôi dưỡng, cất giấu, che chở của nhân dân mà nhiều cán bộ, đảng viên của Đảng thoát khỏi bị bắt bớ, tù đầy, chém giết, nhiều tổ chức của Đảng được bảo vệ an toàn hoặc hồi phục nhờ có lòng dân. Nhớ lại thời kỳ Đảng ta hoạt động bí mật được dân lo như vậy, chúng ta còn nhớ lại các chiến dịch tố cộng, diệt cộng vô cùng tàn khốc mà Mỹ, Diệm tiến hành ở miền Nam trong những năm 1957, 1958, 1959, chúng ta lại thấy nếu không có dân lo cho Đảng thì làm sao đảng viên và tổ chức của Đảng ở miền Nam có thể trụ được. Dân lo cho Đảng như vậy vì dân hiểu rằng, chỉ có Đảng, chỉ có những người cán bộ, đảng viên của Đảng mới thực sự chiến đấu, hy sinh vì lợi ích của đất nước, của nhân dân. Và do đó, dân lo cho Đảng chính là lo cho lợi ích chính đáng của dân.
Hồ Chủ tịch với các đại biểu dự Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu
toàn quốc ngày 1-5-1952 – Ảnh: T ư liệu
Khi Đảng cầm quyền, những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự báo và cảnh báo rằng, có chính quyền trong tay rồi, những cán bộ, đảng viên, những người cách mạng dễ sa vào các bệnh quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lãng phí, hủ hóa. Hiện nay, trong công cuộc đổi mới, Đảng ta là Đảng lãnh đạo, cầm quyền, dân lo cho Đảng, liệu những mặt trái tiêu cực của cơ chế thị trường có xâm nhập vào Đảng hay không, có làm nội bộ Đảng mất đoàn kết hay không, có làm cho Đảng giảm sút sức chiến đấu hay không, có làm cho Đảng thoái hóa, biến chất không. Trước tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên thể hiện ở các dạng: Chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ, thực dụng, vụ lợi chạy theo đồng tiền; tham nhũng, đưa hối lộ, nhận hối lộ, lãng phí của công; quan liêu, xa dân, phiền hà dân, hạch sách dân, lãnh đạm vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của dân; thiếu trung thực, cơ hội, chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy dự án, chạy đề tài, chạy tội; nghiện ma túy, đạo đức nghề nghiệp sa sút, dân rất lo cho Đảng. Nỗi lo này của dân là nỗi lo cho sự trong sạch của cán bộ, đảng viên hiện nay.
Đảng ta từ lịch sử vẻ vang của mình, từ truyền thống tốt đẹp của mình, thấu hiểu những nỗi lo của dân và cảm kích trước tấm lòng của dân. Đó chính là một trong những điểm xuất phát khi Đảng ta quyết định tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, bảo đảm cho Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Đảng ta có bản lĩnh và dầy dạn kinh nghiệm, trước những bước ngoặt của lịch sử cũng như mỗi lần gặp khó khăn, thử thách, kể cả những khó khăn, thử thách tưởng chừng không thể vượt qua, lại biết tự tổ chức, chỉnh đốn để vượt lên và tiến tới.
Đảng lo cho dân, dân lo cho Đảng, lúc này đây, hơn lúc nào hết, mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân, dân với Đảng càng có ý nghĩa sinh tử, mất còn. Để lo cho dân, lo được cho dân mọi lẽ, mọi điều tốt đẹp. Đảng càng phải trong sạch, vững mạnh, càng phải thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch”.
Trung Thành
Ý kiến ()