Đăng ký dự thi ĐH, CĐ 2010: Ngành thừa, ngành thiếu
Nắm bắt sự phát triển của kinh tế thị trường với hàng loạt các ngân hàng và doanh nghiệp ra đời cùng với việc Việt
Ngành chật vật, ngành quá nhiều hồ sơ
Tính đến hết đợt nhận hồ sơ ĐKDT (17/4), cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại TP.HCM đã nhận được hơn 20.000 bộ HS, trong đó thí sinh ĐKDT vào nhóm ngành Kinh tế chiếm đến 60% tổng số HS tại đây, tiếp đó là nhóm ngành Kỹ thuật với 30%.
Qua đợt nhận HS tại các trường ĐH, CĐ, chỉ mới 6 ngày nhưng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã nhận được gần 1.300 hồ sơ ĐKDT, Trường ĐH Tài chính – marketing nhận được trên 1.000 HS, tất cả đều tập trung vào các ngành Kinh tế như Tài chính – ngân hàng, Marketing, Quản trị kinh doanh và Kế toán.
Số lượng HS ĐKDT vào ngành Kinh tế qua các Sở GD&ĐT cũng rất cao, theo thống kê của Sở GD&ĐT Phú Yên trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010, Phú Yên có hơn 19.300 lượt thí sinh ĐKDT, trong đó lượng HS đăng ký vào ĐH ở ngành Kinh tế chiếm gần 30%. Còn tại Sở GD&ĐT Bình Dương, đ ơn vị này nhận được hơn 8.000 HS ĐKDT của thí sinh, ngành Kinh tế cũng chiếm đến 40% HS ĐKDT.
Trong khi những ngành Kinh tế có số lượng HS ĐKDT cao ngất ngưởng thì một số ngành khác như Nông lâm, Xã hội – nhân văn, Công nghệ thông tin lại có số lượng HS ĐKDT rất thấp. Trong tổng số hơn 20.000 bộ HS ĐKDT tại cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT, số thí sinh nộp đơn vào khối ngành xã hội nhân văn chỉ khoảng 5%, ngành công nghệ thông tin cũng chỉ chiếm khoảng 1,3% tổng số HS.
Ở điểm nhận HS tại các trường ĐH, CĐ, số lượng HS ĐKDT vào các nhóm ngành trên cũng rất thấp, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM sau 6 ngày tổ chức nhận HS nhưng cũng chỉ “lèo tèo” vài thí sinh đến nộp. Các ngành xã hội tại các trường ĐH lớn, có thương hiệu như ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM đến thời điểm cũng chỉ nhận được 800 bộ hồ sơ, nhưng cũng chỉ tập trung ở một số ngành “hot” như báo chí, tâm lý học, còn các ngành khác số lượng rất thấp.
Một số trường đào tạo về nông nghiệp, thủy lợi, cơ khí,… năm nay số lượng hồ sơ ĐKDT cũng không mấy khả quan. Theo nhận định của các chuyên gia giáo dục thì số lượng hồ sơ đăng ký cũng chỉ bằng, có ngành còn thấp hơn đợt tuyển sinh năm 2009.
Ngành “hot” liệu có dễ xin việc
Sự chênh lệch quá lớn giữa các ngành, đó là thực trạng chung của ngành giáo dục hiện nay. Vì vậy, qua các đợt tuyển sinh hằng năm, nhóm ngành “hot” luôn trong tình trạng căng thẳng với tỷ lệ chọi, điểm chuẩn khá cao, còn một số ngành thuộc “top” dưới thì lại không đủ chỉ tiêu để tuyển.
Quan điểm của các thí sinh trước khi chọn ngành dự thi đều cho rằng ít nhiều cũng bị chi phối bởi ngành “hot”, vì ngành “hot” cơ hội nghề nghiệp sau này cao, công việc nhàn hạ, được làm việc ở những nơi sang trọng, nhu cầu xã hội nhiều và triển vọng phát triển.
Thế nhưng, không phải ngành “hot” nào cũng phù hợp với tất cả sinh viên (SV), thực trạng cho thấy sau mấy năm học ĐH, nhiều SV mới nhận ra là chọn ngành “hot” nhiều khi không phù hợp với bản thân. Chọn trường không theo sở trường và tính cách đã khiến nhiều SV phải làm lại từ đầu hoặc tiếp tục buông xuôi.
Thạc sĩ Trần Minh Đức, ĐH Sài Gòn thì lại nhận định, việc thí sinh đổ xô vào khối ngành kinh tế, tài chính mà bỏ quên nhiều khối ngành khác có thể đến một thời điểm sẽ xảy ra việc lệch cung – cầu nghiêm trọng. Sinh viên học ngành kinh tế, tài chính ra trường lúc ấy sẽ bị bão hòa, khó tìm việc trong khi nhiều ngành khác lại đỏ mắt tìm không ra nhân lực.
Trong khi đó, có những ngành mà nhiều trường ĐH phải tuyển nguyện vọng (NV) 2, NV 3 mới tuyển đủ chỉ tiêu, mặc dù thực tế các ngành này luôn “hút” nhân lực.
Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, những khối ngành như nông – lâm – thủy sản, đóng tàu, phát triển nông thôn, khuyến nông, kinh doanh nông nghiệp… trong những năm tới sẽ cần nguồn nhân lực rất lớn, trong khi số lượng SV theo học các ngành này không nhiều.
Thạc sĩ Trần Đình Lý – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ SV và Quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cho biết, các ngành chế biến lâm sản, chế biến thủy sản, phát triển nông thôn và khuyến nông, cơ khí nông lâm, nuôi trồng thủy sản… đều rất dễ xin việc sau khi ra trường. Nhưng những năm qua, tỷ lệ TS nộp hồ sơ thi rất thấp so với các ngành khác.
Ở một số ngành Y khoa cũng xảy ra tình trạng tương tự, tại Trường Đại học Y dược TP.HCM, những ngành học như y tế công cộng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền, điều dưỡng… luôn vắng TS đăng ký dự thi. Phần lớn những ngành này đều có “đầu ra” rất tốt nhưng thí sinh vẫn thích đăng ký vào ngành bác sĩ.
Ý kiến ()