LSO-Năm 2010 này, bà con các dân tộc xã Hồng Thái đón một mùa xuân tràn đầy niềm vui, nhiều gia đình nghèo đã có nhà mới, có nước sạch đón xuân. Chị Hoàng Thị Nhung ở thôn Bản Huấn tâm sự: Nhờ ơn Đảng, Chính phủ và bà con thôn xóm, gia đình em đã có một ngôi nhà xây cấp 4, với diện tích hơn 40 m2 khang trang. Ngôi nhà được xây dựng trị giá trên 20 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 5 triệu đồng. Đúng là “An cư mới lập nghiệp”, từ khi có nhà, gia đình chị làm ăn khấm khá hơn, mua được ti vi, xe máy phục vụ cho đời sống, sinh hoạt, cuộc sống từng bước được cải thiện, tết năm nay chị dự kiến sẽ mua nhiều thịt, gói nhiều bánh chưng hơn mọi năm. Chương trình 135 san mặt bằng xây nhà công vụ Trường THCS xã Hồng TháiHồng Thái là một xã vùng 3 của huyện Bình Gia, có 549 hộ, với 2.668 nhân khẩu. Bà con chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng sống quần tụ bên nhau, trình độ dân trí còn thấp, đời...
LSO-Năm 2010 này, bà con các dân tộc xã Hồng Thái đón một mùa xuân tràn đầy niềm vui, nhiều gia đình nghèo đã có nhà mới, có nước sạch đón xuân. Chị Hoàng Thị Nhung ở thôn Bản Huấn tâm sự: Nhờ ơn Đảng, Chính phủ và bà con thôn xóm, gia đình em đã có một ngôi nhà xây cấp 4, với diện tích hơn 40 m2 khang trang.
Ngôi nhà được xây dựng trị giá trên 20 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 5 triệu đồng. Đúng là “An cư mới lập nghiệp”, từ khi có nhà, gia đình chị làm ăn khấm khá hơn, mua được ti vi, xe máy phục vụ cho đời sống, sinh hoạt, cuộc sống từng bước được cải thiện, tết năm nay chị dự kiến sẽ mua nhiều thịt, gói nhiều bánh chưng hơn mọi năm.
Chương trình 135 san mặt bằng xây nhà công vụ Trường THCS xã Hồng Thái
Hồng Thái là một xã vùng 3 của huyện Bình Gia, có 549 hộ, với 2.668 nhân khẩu. Bà con chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng sống quần tụ bên nhau, trình độ dân trí còn thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Từ năm 2005 đến nay được hưởng Chương trình 134, 135 của Chính phủ và nhiều các chương trình, dự án khác, bộ mặt của Hồng Thái đã có đổi thay. Trong 3 năm 2007-2009 thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2, Hồng Thái đã được đầu tư 1.460 triệu đồng, riêng năm 2009 được 760 triệu đồng, số tiền trên đã đầu tư làm được một con đường liên thôn Bản Huấn – Nà Dẳn dài 3,7 km, một cầu nhỏ dài 5m, rộng 4m tạo điều kiện thuận lợi cho bà con đi lại và trao đổi hàng hoá. San ủi mặt bằng được 4 nền với diện tích 5.643 m2, để xây dựng 1 trường THCS và 3 phân trường tiểu học. Dự kiến trong những năm tới các ngôi trường này sẽ được mọc lên, đáp ứng yêu cầu học tập cho con em trong xã. Về hỗ trợ phát triển sản xuất, xã đã mua 49 tấn phân các loại, 13.560 cây giống ăn quả: hồng, soài, trám, quýt cho các hộ nghèo, hỗ trợ đất sản xuất và đất nhà ở cho 42 hộ, với tổng số tiền 531 triệu đồng. Năm 2009 xã được giao làm chủ đầu tư, tuy bước đầu có gặp khó khăn, song cái được là đã nâng cao được trình độ quản lý cho cấp xã, trình độ chuyên môn cho các cán bộ, nhân dân được trực tiếp giám sát công trình. Bên cạnh đó từ năm 2005 đến nay thực hiện Chương trình 134 hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nông dân nghèo, xã đã làm được 75 nhà ở cho 75 hộ, với tổng số tiền khoảng 1,2 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 479,6 triệu đồng; hỗ trợ xây bể và mua vòi cho 201 hộ, xây 50 bể nước, với tổng số tiền là 96.480.000 đồng. Dự án của Hội chữ Thập đỏ tỉnh cấp 80 bể sinh học, cho 80 hộ, vốn 120 di chuyển chuồng trại, nhà vệ sinh cho 230 hộ nghèo và 507 học sinh con hộ nghèo, với số tiền 580 triệu đồng. Góp phần đưa tỷ lệ dùng nước sạch của toàn xã đạt gần 50%, đảm bảo tốt vệ sinh môi trường và sức khỏe cho nhân dân.
Có thể nói sự quan tâm đó của Đảng, Nhà nước đã góp phần tác động tích cực trong việc đổi mới sản xuất cho bà con các dân tộc trong xã. Những năm gần đây bà con đã tích cực áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất đưa các giống mới có năng xuất cao như lúa lai, ngô lai vào gieo trồng, tích cực thâm canh mùa vụ, trồng cây khoai tây, khoai sọ, đỗ tương, lạc mía xuống chân ruộng một vụ, đẩy mạnh trồng cây ăn quả, hồng, soài, mậm, quýt… Nên tổng sản lượng lương thực hàng năm toàn xã ngày một tăng; năm 2009 đạt 1.540 tấn lương thực. Phát huy thế mạnh về rừng, trong những năm qua xã đã trồng được gần 500 ha rừng bạch đàn, mỡ, keo, hồi, góp phần bảo đảm tốt rừng phòng hộ đầu nguồn và phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Từ những hiệu quả đó trong sản xuất, đã góp phần giảm từ 120 hộ đói năm 2000 xuống còn 14 hộ năm 2009, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, 70% hộ có ty vi, 60% hộ có xe máy, 9/9 thôn có điện lưới, 100% trẻ em đúng độ tuổi được đến trường, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được bảo đảm tốt. Tuy nhiên hiện nay Hồng Thái còn gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng như trường học, trạm y tế, đường giao thông… Song với lợi thế tiềm năng, đất đai và sức lao động dồi dào sẽ là động lực cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hồng Thái vững bức đi lên xây dựng quê hương ngày càng giầu đẹp, bằng chính niềm vui và lòng tin từ sức mình.
Xuân mới đã về, một mùa xuân biết bao đổi thay cho đồng bào nhân dân các dân tộc xã Hồng Thái. Đúng như những lời tâm sự của bà con: “Đảng đã cho ta một mùa xuân”.
La Nam
Ý kiến ()