LSO-Thuỵ Hùng là xã biên giới của huyện Văn Lãng có 370 hộ gia đình, 1.657 nhân khẩu với 3 dân tộc Tày, Nùng, Kinh cùng sinh sống đoàn kết ở 12 thôn bản. Nhiệm kỳ 2005 -2010, do có sự đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ xã, nền kinh tế đã có bước phát triển đáng kể, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc không ngừng được cải thiện, bộ mặt của một xã vùng biên ngày càng đổi mới, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước được nâng lên.Đưa cơ giới vào phục vụ sản xuất nông nghiệp - Ảnh: Trí DũngTrong sản xuất nông lâm nghiệp, ngay từ những ngày đầu nhiệm kỳ, cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành chức năng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho sản xuất, thực hiện nhiều biện pháp: chống rét, chống hạn, chống lũ ngập úng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt là tích cực chỉ đạo, vận động bà con nông dân trồng ngô xuống chân...
LSO-Thuỵ Hùng là xã biên giới của huyện Văn Lãng có 370 hộ gia đình, 1.657 nhân khẩu với 3 dân tộc Tày, Nùng, Kinh cùng sinh sống đoàn kết ở 12 thôn bản.
Nhiệm kỳ 2005 -2010, do có sự đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ xã, nền kinh tế đã có bước phát triển đáng kể, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc không ngừng được cải thiện, bộ mặt của một xã vùng biên ngày càng đổi mới, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước được nâng lên.
|
Đưa cơ giới vào phục vụ sản xuất nông nghiệp – Ảnh: Trí Dũng |
Trong sản xuất nông lâm nghiệp, ngay từ những ngày đầu nhiệm kỳ, cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành chức năng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho sản xuất, thực hiện nhiều biện pháp: chống rét, chống hạn, chống lũ ngập úng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt là tích cực chỉ đạo, vận động bà con nông dân trồng ngô xuống chân ruộng 1 vụ, trồng khoai tây…Vì vậy, mặc dù thời tiết trong những năm qua khắc nghiệt với nhiều diễn biến phức tạp như: lũ quét năm 2007, lũ lụt gây ngập úng năm 2008, rét đậm, rét hại…nhưng tổng diện tích gieo trồng hàng năm của xã vẫn đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Bà con nông dân đã biết áp dụng tiến bộ KHKT, đưa những giống ngô, lúa có năng suất cao, chất lượng vào sản xuất. Phong trào cơ giới hoá có bước phát triển, toàn xã có 75 máy cày tay, 280 máy bơm nước, 295 máy xay sát. Năng suất lúa tăng dần qua các năm, từ 40tạ/ha năm 2005 lên 42,75 tạ/ha năm 2009. Bình quân lương thực đầu người: 620kg/năm, đạt 110,7% so với kế hoạch. Bên cạnh đó, công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng luôn được chú trọng. Trong 5 năm đã trồng được 90 ha rừng, tăng 0,7%, trồng cây ăn quả tăng 0,5% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội, góp phần tăng độ che phủ của rừng lên 50%. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 56,03% năm 2005 xuống còn 30,45% năm 2009.
Lĩnh vực văn hoá, xã hội được quan tâm thường xuyên. Công tác phổ cập giáo dục được duy trì vững chắc, tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm đạt 98% trở lên, 100% các cháu đến tuổi đều được đến trường. Trạm y tế 5 năm liền duy trì đạt chuẩn quốc gia. Hoạt động văn hoá, thông tin, thể thao được đẩy mạnh, gắn liền với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, triển khai và thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Là một xã biên giới nên BCH Đảng bộ xã đặc biệt chú trọng xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân. Ban công an xã thường xuyên nắm vững địa bàn, kiện toàn tổ chức công an viên, tổ an ninh nhân dân và phong trào tự quản ở từng thôn bản; phối kết hợp tốt với đơn vị bộ đội đóng quân trên địa bàn tổ chức tuần tra đường biên, mốc giới; không ngừng tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho nhân dân về ý thức cảnh giác cách mạng, bảo vệ vững chắc lãnh thổ, chủ quyền biên giới quốc gia. Vì vậy, tình hình chính trị, an ninh biên giới luôn ổn định, trật tự xã hội được đảm bảo.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, xã Thuỵ Hùng vẫn còn gặp nhiều khó khăn: đường sá đi lại không thuận tiện, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, nhận thức của nhân dân còn hạn chế…Phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những mặt còn tồn tại, trong nhiệm kỳ tới, BCH Đảng bộ xã Thuỵ Hùng tiếp tục đoàn kết, tranh thủ thời cơ, tập trung mọi nguồn lực lãnh đạo phát triển KT-XH một cách toàn diện. Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ KHKT vào chăn nuôi, trồng trọt. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, phát triển văn hoá, xã hội hài hoà với phát triển kinh tế. Phấn đấu nâng tổng sản lượng lương thực đạt 1.053 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 650kg/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 20% vào năm 2015.
Đức Anh
Ý kiến ()