LSO-Thiện Hòa là xã vùng 3 của huyện Bình Gia, với 640 hộ dân, 3.300 nhân khẩu gồm 2 dân tộc Nùng và Dao sinh sống ở 10 thôn bản. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao. Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, nhân dân đoàn kết giúp đỡ nhau, vì vậy đời sống kinh tế-xã hội có nhiều chuyển biến tích cực.Vụ mùa ở xã Đại Đồng (Tràng Định) - Ảnh: M.V.HĐồng chí Lý Xuân Trường, Phó Bí thư Đảng uỷ xã cho biết, là một xã vùng 3, đời sống và điều kiện cho phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để có hướng đi đúng, phù hợp tạo hiệu quả kinh tế cao, Đảng bộ xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch từng bước cơ cấu kinh tế từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, chủ yếu là các sản phẩm nông-lâm nghiệp. Theo đó, chú trọng tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân áp dụng tiến bộ khoa...
LSO-Thiện Hòa là xã vùng 3 của huyện Bình Gia, với 640 hộ dân, 3.300 nhân khẩu gồm 2 dân tộc Nùng và Dao sinh sống ở 10 thôn bản. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao. Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, nhân dân đoàn kết giúp đỡ nhau, vì vậy đời sống kinh tế-xã hội có nhiều chuyển biến tích cực.
|
Vụ mùa ở xã Đại Đồng (Tràng Định) – Ảnh: M.V.H |
Đồng chí Lý Xuân Trường, Phó Bí thư Đảng uỷ xã cho biết, là một xã vùng 3, đời sống và điều kiện cho phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để có hướng đi đúng, phù hợp tạo hiệu quả kinh tế cao, Đảng bộ xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch từng bước cơ cấu kinh tế từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá, chủ yếu là các sản phẩm nông-lâm nghiệp. Theo đó, chú trọng tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phù hợp với điều kiện địa hình thôn bản. Trong 5 năm (2005-2010), xã đã phối hợp với ngành chuyên môn của huyện mở được 23 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt… cho nhân dân, qua đó đã nâng cao nhận thức và làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu. Đến nay, tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn xã là 2.298,6 ha, trong đó đã có gần 100% diện tích gieo trồng được sử dụng các loại giống lúa, ngô lai mới và được áp dụng tiến bộ KHKT, hệ số sử dụng đất nông nghiệp đạt 1,68 lần. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt (2005-2010) đạt 6.951,2 tấn, tăng 18,33% so với năm 2005 (bình quân mỗi năm tăng 3,67%), bình quân lương thực đầu người hàng năm đạt 425 kg. Trong chăn nuôi, thực hiện triển khai các dự án phát triển chăn nuôi như dự án 120 phát triển đàn trâu bò được 2 mô hình ở thôn Nà Tàn và Ba Biển, mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản được thí điểm ở thôn Ba Biển và Yên Hùng hiện vẫn đang phát triển tốt. Hiện nay, tổng đàn trâu bò toàn xã là 1.839 con, đàn lợn là 1.530 con đạt 102% so với mục tiêu đề ra, đàn gia cầm là 14.520 con. Công tác trồng rừng được xác định là một trong những lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế, vì vậy Đảng ủy chỉ đạo thực hiện tốt công tác giao đất, giao rừng và hỗ trợ của Nhà nước, đẩy mạnh trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, nâng cao hiệu quả các dự án trồng rừng. Trong 5 năm (2005-2010) trồng mới được 257 ha, khoanh nuôi bảo vệ tái sinh 3.820 ha rừng đã giao, chăm sóc bảo vệ 487 ha rừng hồi đang cho sản phẩm, độ che phủ rừng được nâng lên từ 67% năm 2005 lên 71% năm 2009.
Đối với công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, được sự đầu tư của Nhà nước, với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và công sức của nhân dân, kết cấu hạ tầng của xã có sự đổi mới tích cực. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, các tuyến đường giao thông liên xã, thôn bản từng bước được bê tông hóa ngày càng sạch đẹp. Trong 5 năm qua, toàn xã được Nhà nước hỗ trợ 538 tấn xi măng, nhân dân đóng góp ngày công, vật liệu đã bê tông hóa được 14,5 km đường. Từ các nguồn vốn đầu tư đã nâng cấp xây dựng kiên cố được 8 đập thủy lợi và 1.200m mương, đảm bảo tưới ổn định cho 80 ha. Được thụ hưởng Chương trình 135, từ năm 2005 đến nay, xã đã xây dựng được 2 công trình đường giao thông với tổng chiều dài 8,5 km, 2 công trình mặt bằng chợ và trường học với tổng diện tích 4.024m2; cấp hỗ trợ 935 triệu đồng đầu tư phát triển sản xuất cho các hộ nghèo mua phân bón, máy móc, cây giống phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra các chương trình khác cũng được Nhà nước đầu tư xây dựng gồm 3 công trình nước sạch ở thôn Nà Tàn, Thâm Khôn, Nà Đảng, 1 công trình nâng cấp đường dây điện hạ thế.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ xã, đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội của nhân dân ngày càng được cải thiện. Toàn xã có 45% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, nhiều hộ đã mua sắm được vật dụng sinh hoạt đắt tiền như ti vi, tủ lạnh, xe máy… và các loại máy móc phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt như máy cày tay, máy xay xát. Số hộ nghèo giảm bình quân theo từng năm là 2,34%.
Đỗ Hoạt
Ý kiến ()