LSO-Tân Thanh là xã vùng cao biên giới của huyện Văn Lãng, có diện tích tự nhiên gần 2.720 ha, trong đó đất nông nghiệp có 185,23 ha, đất lâm nghiệp 330 ha. Dân số có 456 hộ, 2.089 khẩu, chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng sinh sống tại 8 khu, thôn bản, có 2 thôn, khu bản giáp biên. Do cửa khẩu Tân Thanh cùng các hoạt động thương mại sôi động nằm trên địa bàn, lại được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền nên những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn xã có nhiều bước tiến đáng kể. Đưa điện về nông thôn.Ông Hoàng Văn Trình, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Đảng bộ hiện có 101 đảng viên, sinh hoạt tại 12 chi bộ. Giai đoạn 2005- 2009, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp, Đảng bộ và nhân dân xã Tân Thanh đã không ngừng nỗ lực, đoàn kết phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách, tạo sự chuyển biến rõ rệt từ nhận thức đến hành động của mỗi đảng viên cũng...
LSO-Tân Thanh là xã vùng cao biên giới của huyện Văn Lãng, có diện tích tự nhiên gần 2.720 ha, trong đó đất nông nghiệp có 185,23 ha, đất lâm nghiệp 330 ha. Dân số có 456 hộ, 2.089 khẩu, chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng sinh sống tại 8 khu, thôn bản, có 2 thôn, khu bản giáp biên. Do cửa khẩu Tân Thanh cùng các hoạt động thương mại sôi động nằm trên địa bàn, lại được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền nên những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn xã có nhiều bước tiến đáng kể.
|
Đưa điện về nông thôn. |
Ông Hoàng Văn Trình, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Đảng bộ hiện có 101 đảng viên, sinh hoạt tại 12 chi bộ. Giai đoạn 2005- 2009, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp, Đảng bộ và nhân dân xã Tân Thanh đã không ngừng nỗ lực, đoàn kết phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách, tạo sự chuyển biến rõ rệt từ nhận thức đến hành động của mỗi đảng viên cũng như toàn thể nhân dân. Do đó, các lĩnh vực kinh tế- xã hội từng bước được nâng cao, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trong khu vực luôn được đảm bảo. Trong thời gian này, phát huy tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể, quần chúng, đảng ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra các biện pháp phát huy mọi tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất nông – lâm nghiệp. Khắc phục khó khăn về thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại cây trồng, con giống có năng suất cao vào gieo, chăn nuôi; mở các lớp chuyển giao công nghệ, tập huấn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó, luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân dân mở rộng, phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Vì vậy, mặc dù đất canh tác hàng năm không tăng, thậm chí còn giảm do giải phóng mặt bằng cho các dự án khu kinh tế cửa khẩu, nhưng do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, thâm canh tăng vụ, đưa giống mới vào sản xuất, chủ động phòng trừ sâu bệnh, nước tưới nên sản lượng lương thực hàng năm đều tăng từ 5- 15%. Riêng năm 2009, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt hơn 3 nghìn tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 450kg/người/năm. Kinh tế hộ gia đình cũng phát triển mạnh, tổng số cây ăn quả trồng được là 3250 cây, chủ yếu là các loại cây có giá trị kinh tế như: hồng, mận. Ngoài ra, các hộ gia đình còn chú trọng phát triển đồi rừng, trồng được 71 nghìn cây keo, bạch đàn, thông… Nhiều hộ bước đầu đã có thu nhập từ đồi rừng đạt 10- 15 triệu đồng/năm. Vì vậy, tỉ lệ hộ nghèo giảm bền vững, thu nhập bình quân đạt 6,6 triệu đồng/người/ năm. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển, hàng năm không có dịch bệnh lớn xảy ra, tổng đàn trâu, bò tăng từ 759 con năm 2006 lên 852 con năm 2009. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển nhanh, nhiều hộ gia đình đã tận dụng mọi nguồn lực, vay vốn để mở cơ sở sản xuất đá, gạch bê tông, xưởng chế biến gỗ, làm đại lý các mặt hàng xây dựng như: sắt thép, xi măng…, đáp ứng được nhu cầu của bà con trong xã và các vùng lân cận.
Đảng ủy cũng chú trọng công tác chỉ đạo xây dựng kết cấu hạ tầng, linh hoạt, hiệu quả, đối với các dự án, tùy tính chất từng dự án mà vận dụng hết khả năng sẵn có sao cho đạt kết quả cao nhất. Do đó, hệ thống thủy lợi, các công trình nước sạch nông thôn được đầu tư xây dựng nhanh, đảm bảo. Hệ thống đường giao thông nông thôn được mở rộng với trên 80% được bê tông hóa. Số hộ dân được sử dụng điện lưới đạt 100%; công tác huy động nhân dân tham gia lao động công ích, làm đường giao thông nông thôn, được thực hiện có hiệu quả. Đã có 4/6 nhà văn hóa thôn bản được xây dựng theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ biên giới; tích cực đấu tranh phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em, buôn lậu…
Nhờ có sự lãnh đạo phát triển đúng hướng của Đảng bộ, thế mạnh của Tân Thanh ngày càng được phát huy hiệu quả. Đến nay, trên địa bàn đã có 30 máy xay xát, 6 ô tô, 10 máy cày, số hộ có ti vi, xe máy đạt tỉ lệ trên 90%. Năm 2005, số hộ nghèo còn 55/437 hộ, chiếm 12,58%, năm 2009, đã giảm xuống còn 23/451 hộ, chiếm tỉ lệ 5,61%. Kinh tế- xã hội phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong xã luôn được đảm bảo.
Hoàng Huy
Ý kiến ()