LSO-Nhạc Kỳ là một xã vùng 3 của huyện Văn Lãng, có 331 hộ, 1676 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng. Nghề nghiệp chính của bà con nơi đây là sản xuất nông nghiệp kết hợp với phát triển kinh tế đồi rừng, chăn nuôi.Ông Lý Trung Kiên, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Là một xã vùng 3, đại đa số bà con sinh sống bằng nông nghiệp, tỉ lệ hộ nghèo còn cao. Vì vậy, nhiệm kỳ 2005- 2010, Đảng bộ, chính quyền, đã tập trung chỉ đạo sát sao công tác sản xuất nông nghiệp, nhất là đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, vận động bà con đưa các loại cây giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Đến nay, 100% số hộ trong thôn đã gieo trồng các loại giống mới. Hàng năm đều tổ chức các lớp học cộng đồng để chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi, chế biến thực phẩm. Trong 5 năm, xã đã mở được 14 lớp tập huấn về công tác khuyến nông, kỹ thuật trồng lúa lai, trồng...
LSO-Nhạc Kỳ là một xã vùng 3 của huyện Văn Lãng, có 331 hộ, 1676 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng. Nghề nghiệp chính của bà con nơi đây là sản xuất nông nghiệp kết hợp với phát triển kinh tế đồi rừng, chăn nuôi.
Ông Lý Trung Kiên, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Là một xã vùng 3, đại đa số bà con sinh sống bằng nông nghiệp, tỉ lệ hộ nghèo còn cao. Vì vậy, nhiệm kỳ 2005- 2010, Đảng bộ, chính quyền, đã tập trung chỉ đạo sát sao công tác sản xuất nông nghiệp, nhất là đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, vận động bà con đưa các loại cây giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Đến nay, 100% số hộ trong thôn đã gieo trồng các loại giống mới. Hàng năm đều tổ chức các lớp học cộng đồng để chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi, chế biến thực phẩm. Trong 5 năm, xã đã mở được 14 lớp tập huấn về công tác khuyến nông, kỹ thuật trồng lúa lai, trồng rừng và chăn nuôi cho 450 lượt người, trong đó chủ yếu là các đối tượng hộ nghèo; kết hợp với trường dạy nghề Việt Đức, phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện mở 3 lớp dạy nghề nông thôn về kỹ thuật sử dụng máy cày, điện nông thôn, trồng rau xanh, nấm rơm và kỹ thuật nuôi lợn nái sinh sản…Qua những lớp học này, người dân đã nâng cao được nhận thức về khoa học kỹ thuật, chủ động áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Kết quả, sản xuất nông nghiệp ngày càng nâng cao, năm 2005, tổng diện tích gieo trồng thực hiện được 112ha, năng suất bình quân đạt 51,6tạ/ha, bình quân lương thực đầu người đạt 432kg/người /năm thì đến năm 2009, diện tích gieo trồng là 117ha, năng suất đạt 71,8tạ/ha, bình quân lương thực đạt 516kg/người/năm. Tổng sản lượng lương thực vượt 39% so với mục tiêu nghị quyết đại hội lần thứ 9 đặt ra. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp có bước tiến mới, diện tích trồng rừng năm sau cao hơn năm trước, nhân dân tích cực trồng các loại cây phân tán, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Năm 2005 trồng được gần 3 nghìn cây thì đến năm 2009 trồng được gần 11 nghìn cây với tổng diện tích trồng mới trên 82ha, đạt 382% so với mục tiêu đại hội đề ra. Đàn gia súc, gia cầm cơ bản được tiêm phòng đầy đủ nên không có dịch bệnh lớn xảy ra. Tổng đàn trâu bò hiện có gần 800 con, đàn lợn 702 con, tăng 17%, đàn gia cầm có gần 12 nghìn con, tăng 15% so với cùng kỳ.
|
50 ĐVTN cụm 3 xã Chiến Thắng – Vân An – Liên Sơn được bồi dưỡng kết nạp Đảng – Ảnh: Minh Thảo |
Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, 5 năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo làm đường bê tông nông thôn tại 6/7 thôn với tổng chiều dài gần 3km. Đáng chú ý là thôn Khung Phung đã vận động các hộ trong thôn tham gia góp sức người, sức của mở đường dân sinh từ trạm vi ba Lùng Uất vào đến trung tâm thôn với tổng chiều dài trên 3km, hiện nay ô tô có thể đến được trung tâm thôn. Nhân dân thôn Pá Đa, Lương Thác cũng bỏ tiền của, công sức xây được 2 chiếc cầu vượt sông Kỳ Cùng, với tổng trị giá trên 600 triệu đồng (nhà nước hỗ trợ 50 tấn xi măng).
Được thụ hưởng Chương trình 135, từ năm 2005 đến nay, xã đã xây dựng được 2 con đường đến 2 thôn Lương Thác và Khun Phung với tổng chiều dài trên 8km, nâng cấp bằng bê tông hóa đoạn đường Còn Tẩu- Lương Thác được tổng chiều dài 750m. Bằng nguồn vốn hỗ trợ sản xuất trong 5 năm là 489 triệu đồng, với phương châm “cho bà con cần câu”, xã đã thực hiện hỗ trợ bà con bằng các hiện vật như: máy tuốt lúa, cày, bừa, cuốc, xẻng, các loại giống cây trồng có giá trị như: bưởi diễn, trám trắng, quýt đường… đã mang lại hiệu quả thiết thực. Công tác thủy lợi thường xuyên được chú trọng, với sự hỗ trợ xi măng của Nhà nước, toàn xã đã xây dựng được 12 đập thủy lợi nhỏ, 9 ao phai chứa nước, cung cấp nước cho trên 15ha, ngoài ra xã còn được đầu tư kiên cố hóa 1,5km, nhân dân tự đầu tư xây dựng 285m kênh mương các loại, công tác tưới tiêu được đảm bảo.
Dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng bộ xã, đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của nhân dân ngày càng được cải thiện. Toàn xã đã có 5/7 thôn được sử dụng điện lưới quốc gia, tỉ lệ hộ được dùng điện là 79%, hộ có tivi đạt 75%. Nhiều hộ đã mua được các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền như xe máy, tủ lạnh, đầu đĩa…và các tư liệu sản xuất hiện đại như: máy cày, máy xay xát, máy tuốt lúa liên hoàn… Số hộ nghèo giảm bền vững, từ trên 70% đầu nhiệm kỳ, đến nay còn 54%, trung bình mỗi năm giảm từ 5- 7%.
Hoàng Huy
Ý kiến ()