LSO-Trong nhiệm kỳ 2005 – 2010, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn như: cơ sở hạ tầng thấp kém, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả hàng hóa tăng cao… ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra. Nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, tích cực, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể, nhân dân các dân tộc xã Lợi Bác, huyện Lộc Bình đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tranh thủ thời cơ, từng bước vượt qua khó khăn, hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ xã đã đề ra.Nền kinh tế của xã tiếp tục được duy trì ổn định, nhịp độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2009 đạt 6,5 triệu đồng/người/năm. Đến nay, 100% diện tích đã được nhân dân sử dụng giống mới, có năng...
LSO-Trong nhiệm kỳ 2005 – 2010, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn như: cơ sở hạ tầng thấp kém, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả hàng hóa tăng cao… ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra.
Nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, tích cực, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể, nhân dân các dân tộc xã Lợi Bác, huyện Lộc Bình đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tranh thủ thời cơ, từng bước vượt qua khó khăn, hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ xã đã đề ra.
Nền kinh tế của xã tiếp tục được duy trì ổn định, nhịp độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2009 đạt 6,5 triệu đồng/người/năm. Đến nay, 100% diện tích đã được nhân dân sử dụng giống mới, có năng suất, chất lượng cao, đưa các loại cây có giá trị kinh tế vào sản xuất như: dưa hấu, thuốc lá…góp phần nâng cao sản lượng lương thực hàng năm. Kết quả, tổng diện tích gieo trồng tăng từ 410,14ha năm 2005 lên 452,1ha năm 2009. Sản lượng lương thực bình quân hàng năm tăng 5%. Sản lượng cây có hạt năm 2009 đạt 1.330,56 tấn, tăng 9,93% so với năm 2005, bình quân lương thực đầu người đạt 465 kg/người/năm, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Phong trào cơ giới hóa được đẩy mạnh. Tính đến nay, toàn xã đã có trên 150 chiếc máy cày tay, tăng 88 chiếc so với năm 2005; 65 máy tuốt lúa; 11 xe công nông; gần 300 máy say xát, tăng 106 chiếc so với năm 2005…
|
Phun thuốc phòng trừ sâu hại rừng thông |
Cùng với sản xuất nông nghiệp, nhân dân còn phát huy có hiệu quả thế mạnh đồi rừng của địa phương. Tổng diện tích trồng rừng mới năm 2009 được 260,6 ha, đạt 200% so với mục tiêu đã đề ra, chủ yếu là rừng thông. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng được quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả. Nhiều hộ đã đạt mức thu nhập khá từ trồng rừng. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện rõ rệt. Toàn xã hiện có gần 500 chiếc xe máy, tăng 290 chiếc so với năm 2005. Đã có 3 hộ mua được ô tô phục vụ việc vận chuyển hàng hóa trong nhân dân.
Xác định phát triển cơ sở hạ tầng có vai trò rất quan trọng nên xã đặc biệt quan tâm. Trong 5 năm qua, Lợi Bác đã được Nhà nước đầu tư trên 6 tỷ đồng, chủ yếu là nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 134, 135, xây dựng đường giao thông, trường học, hỗ trợ sản xuất và nhà ở…đã phát huy hiệu quả thiết thực trong cuộc sống. Đời sống của các hộ nghèo và hộ đặc biệt khó khăn được nâng lên. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có bước phát triển đáng kể. Cơ sở vật chất và nguồn lực cho giáo dục đào tạo được tăng cường, việc duy trì sỹ số luôn đảm bảo. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân từng bước được nâng lên…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Lợi Bác còn gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự nỗ lực vươn lên của nhân dân và sự quan tâm đầu tư của Nhà nước như: toàn xã hiện vẫn còn 7 thôn chưa có điện, vì các hộ dân ở phân tán, quá xa đường điện; 3 phân trường tiểu học chưa được kiên cố hóa, ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học của thầy và trò; cơ ở hạ tầng tuy đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, hệ thống đường giao thông còn nhiều khó khăn, còn 6 thôn, bản cách xa trung tâm xã chưa có đường ô tô đến trung tâm; một số hủ tục về ma chay, cưới hỏi còn nặng nề ; tệ nạn xã hội như: cờ bạc…vẫn còn diễn biến phức tạp, chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả.
Đức Anh
Ý kiến ()