LSO- Liên Sơn là một xã vùng 3 của huyện Chi Lăng, cách trung tâm huyện 42 km, có tổng diện tích tự nhiên 1.306, 52 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 8,93%, có 136 hộ, với 836 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Nùng, sản xuất chính là nông, lâm nghiệp. Trình độ dân trí còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo khá cao, giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa. Nông dân xã Liên Sơn thu hoạch ớtĐể từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, trong những năm qua Đảng bộ xã Liên Sơn đã tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế. Đối với sản xuất nông nghiệp chú trọng sản xuất cây lương thực, cây ăn quả, đầu tư thâm canh tăng vụ, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống cấy có năng xuất cao phù hợp với đồng đất của địa phương vào gieo trồng, như lúa lai khang dân, nhị ưu 838; ngô lai K54, 888… Đến nay 87,2% diện tích gieo trồng được sử dụng giống mới. Do vậy mà tổng...
LSO- Liên Sơn là một xã vùng 3 của huyện Chi Lăng, cách trung tâm huyện 42 km, có tổng diện tích tự nhiên 1.306, 52 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 8,93%, có 136 hộ, với 836 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Nùng, sản xuất chính là nông, lâm nghiệp. Trình độ dân trí còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo khá cao, giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa.
Nông dân xã Liên Sơn thu hoạch ớt
Để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, trong những năm qua Đảng bộ xã Liên Sơn đã tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế. Đối với sản xuất nông nghiệp chú trọng sản xuất cây lương thực, cây ăn quả, đầu tư thâm canh tăng vụ, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống cấy có năng xuất cao phù hợp với đồng đất của địa phương vào gieo trồng, như lúa lai khang dân, nhị ưu 838; ngô lai K54, 888… Đến nay 87,2% diện tích gieo trồng được sử dụng giống mới. Do vậy mà tổng sản lượng lương thực bình quân đạt trên 400 tấn/năm, riêng năm 2010 đạt 451 tấn, vượt 14% so với năm 2005. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thâm canh tăng vụ, như trồng ớt, gừng xuống chân ruộng 1 vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2-3 lần trồng lúa; chỉ đạo bà con nông dân trồng rừng dự án nguyên liệu giấy, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ tốt rừng tự nhiên, nâng độ che phủ đạt từ 40% năm 2005 lên 62,11%, năm 2010; khuyến khích bà con chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt, đến nay tổng số đàn gia súc, gia cầm của xã có trên 25.000 con. Để nâng cao kiến thức cho bà con nông dân, xã còn thường xuyên phối hợp với khuyến nông huyện tổ chức mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phòng trừ sâu bệnh cho bà con, mỗi năm mở từ 1-2 lớp tập huấn, cho 50-60 người; đồng thời đứng ra tín chấp với ngân hàng vay vốn hỗ trợ bà con nông dân phát triển sản xuất. Trung bình mỗi năm Hội Nông dân xã đã tín chấp với Ngân hàng Chính sách huyện vay trên 200 triệu đồng, cho trên 40 hộ vay vốn phát triển sản xuất, nguồn vốn trên được bà con đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm, thâm canh cây lúa, ngô, trồng cây ăn quả… Đến nay toàn xã đã có 10% số hộ có mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả, tiêu biểu như mô hình ông Vi Ngọc Văn, thôn Hợp Đường, ông Lăng Văn Nhạn, thôn Bản Lăm, đầu tư thâm canh cây lúa, chăn nuôi trâu, bò, lợn, thu nhập mỗi năm 35-45 triệu đồng, ông Dương Ngọc Khâm, thôn Thiên Cần đầu tư trồng gừng, chăn nuôi trâu, bò, lợn, mỗi năm thu nhập 50 triệu đồng. Do phát triển tốt kinh tế như vậy, đời sống nhân dân trong xã từng bước được ổn định, tỷ lệ hộ giầu ngày càng tăng, tỷ lệ hộ nghèo ngày một giảm.
Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng trong những năm qua cũng được Đảng bộ quan tâm. Tính từ năm 2005 đến nay bằng các nguồn vốn Chương trình 134,135 của Chính phủ và nhân dân đóng góp, xã đã làm được 2 công trình nước sạch tại thôn Hợp Đường, Thiên Cần, 5 phòng học nhà công vụ giáo viên, 4,1 km đường liên thôn, rộng 3,5m, 3 nhà văn hóa, 1 phòng học phân trường Hợp Đường và đầu tư nhiều công trình khác như thủy lợi, hỗ trợ hộ nghèo mua sắm máy móc, xây dựng chuồng trại, giống cây con, phân bón… với tổng số vốn là 4,218 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 17,85 triệu đồng. Đến nay 100% thôn có đường đến trung tâm thôn. Trong những năm gần đây bộ mặt của xã ngày càng được đổi thay, cơ sở hạ tầng như điện, trường, trạm được xây dựng khá khang trang, từng bước đáp ứng được nhu cầu học tập và khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, 100% thôn có điện lưới quốc gia, 94, 4% hộ gia đình có máy điện thoại, trên 50% số hộ có ty vi. Tuy nhiên hiện nay còn một số hộ chưa có điện, con đường từ huyện đến xã có gần 20 km đường đất, mùa mưa đi lại rất khó khăn; xã rất cần sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành.
Bên cạnh lãnh đạo phát triển kinh tế, trong những năm qua Đảng bộ xã Liên Sơn còn lãnh đạo thực hiện tốt công tác văn hoá, xã hội. Công tác giáo dục đào tạo từng bước được xã hội hóa, chất lượng dạy và học ngày càng nâng lên, tỷ lệ học sinh khá, giỏi ở các bậc học hàng năm tăng từ 1-2%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở các cấp đạt từ 98,2-100%, tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chức đúng độ tuổi, năm 2008 được công nhận đạt phổ cập THCS. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm, 100% thôn có nhân viên y tế cộng đồng, xã luôn duy trì đạt chuẩn về y tế quốc gia. Thực hiện tốt chính sách xã hội như đền ơn đáp nghĩa đối với các gia đình thương binh liệt sỹ, người có công với nước, đóng góp các loại quỹ ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai bão lụt, ủng hộ người nghèo; thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, 5 năm qua toàn xã có 360 lượt hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá. Trong thời gian tới Đảng bộ tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng, mở dịch vụ để phục vụ sản xuất và bao tiêu sản phẩm; làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, lãnh đạo thực hiện tốt công tác văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Ngọc Nhung
Ý kiến ()