LSO-Là một xã vùng II của huyện Chi Lăng, Gia Lộc có khá nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, đó là xã có con đường quốc lộ 279 đi qua địa bàn, có đập thủy lợi Vài Cà cung cấp nước tưới cho hàng trăm héc ta đất nông lâm nghiệp và nước sinh hoạt cho cộng đồng, trình độ dân trí từng bước được nâng lên, người dân đã biết phát huy tiềm năng sẵn có của địa phương để xóa đói giảm nghèo, cùng với sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, kinh tế của xã đã có bước phát triển khá. Nông dân xã Gia Lộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế - Ảnh: Thanh ĐànTrong sản xuất nông nghiệp nhân dân tích cực thâm canh tăng vụ, nâng hệ số sử dụng đất từ 1,2 lần năm 2005 lên 1,8 lần năm 2009; lương thực bình quân đầu người năm 2009 đạt 611kg, tăng 111kg so với năm 2005. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất được đẩy...
LSO-Là một xã vùng II của huyện Chi Lăng, Gia Lộc có khá nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế – xã hội, đó là xã có con đường quốc lộ 279 đi qua địa bàn, có đập thủy lợi Vài Cà cung cấp nước tưới cho hàng trăm héc ta đất nông lâm nghiệp và nước sinh hoạt cho cộng đồng, trình độ dân trí từng bước được nâng lên, người dân đã biết phát huy tiềm năng sẵn có của địa phương để xóa đói giảm nghèo, cùng với sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, kinh tế của xã đã có bước phát triển khá.
|
Nông dân xã Gia Lộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế – Ảnh: Thanh Đàn |
Trong sản xuất nông nghiệp nhân dân tích cực thâm canh tăng vụ, nâng hệ số sử dụng đất từ 1,2 lần năm 2005 lên 1,8 lần năm 2009; lương thực bình quân đầu người năm 2009 đạt 611kg, tăng 111kg so với năm 2005. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất được đẩy mạnh, đặc biệt là sử dụng giống mới, giống có năng xuất cao vào sản xuất. Ngoài cây lúa, cây ngô là 2 cây trồng chính của bà con, mấy năm gần đây xã chỉ đạo đưa cây thuốc lá vào sản xuất đại trà vụ đông xuân, đưa thu nhập của người nông dân vì thế đã tăng lên đáng kể, nhiều hộ thu nhập thuốc lá từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng, chẳng hạn như các gia đình: Từ Văn Đường, Từ Văn Tiển và Từ Văn Thắng ở thôn Lũng Mắt do trồng thuốc lá đã xây dựng được nhà ở kiên cố trị giá 60 đến 80 triệu đồng. Nhiều hộ ở thôn Làng Giang, Nam Nội mạnh dạn đưa cây rau bồ khai về trồng cũng cho thu nhập vài chục triệu đồng/năm …Kinh tế vườn rừng được chú trọng, nhất là rừng hồi là cây đặc sản địa phương, được sự hỗ trợ của dự án 661, đến nay cây hồi đã phủ xanh đất trống đồi trọc đạt trên 80 %, vượt chỉ tiêu đại hội 40%. Cơ cấu ngành nghề đang tiếp tục phát triển, năm 2005 hầu như chưa có gì, đến năm 2009 đã có trên 10 điểm làm dịch vụ phục vụ sản xuất lâm nông nghiệp.
Năm 2005, cả xã có 37 máy cày tay, 242 máy bơm nước, 5 máy xay xát liên hoàn, đến năm 2009 trên địa bàn đã có 2 xe ô tô, 258 máy cày tay, 14 máy xát liên hoàn, 547 máy bơm nước bằng điện… Vì vậy, sức lao động của người nông dân từng bước được giải phóng. Kết cấu hạ tầng nông thôn thường xuyên được quan tâm xây dựng và phát huy tác dụng. 5 năm qua, được sự đầu tư hỗ trợ của cấp trên với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã đã huy động được trên 9 nghìn ngày công, bê tông hóa trên 4.200 mét đường giao thông nông thôn, kiên cố được 4 tuyến mương nội đồng với tổng chiều dài 400 mét, đưa diện tích gieo trồng chủ động được nước từ 40% lên 60%. Đến nay 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. Lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến tích cực: Giáo dục – đào tạo có bước phát triển toàn diện cả về quy mô và chất lượng. Từ một trường phổ thông cơ sở nay phát triển thành 3 trường: THCS, trường tiểu học, trường mầm non. Cả 3 khối học đều xóa được ca 3 trong ngày. Được sự quan tâm của Nhà nước, của trung đoàn 141, sư đoàn 3, năm 2008 đã đầu tư, cải tạo nâng cấp trạm y tế được khang trang, các dụng cụ y tế cơ bản đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh. Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa bình quân mỗi năm đều đạt từ 70% trở lên so với tổng số hộ toàn xã, 90% số thôn đạt thôn dân cư tiến tiến, 12/12 thôn bản xây dựng được quy ước thôn bản và tổ chức thực hiện ngày càng có hiệu quả. Công tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm từ 1,5 đến 2%, nay còn 102 hộ, bằng 12,5%, Trong năm qua, Đảng bộ xã Gia Lộc thường xuyên quan tâm công tác củng cố, xây dựng chi bộ đảng và giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, xóa chi bộ yếu kém. Số chi bộ trong sạch, vững mạnh đạt 70% qua các năm 2005 – 2009. Công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên có nhiều cố gắng, 5 năm qua, đảng bộ kết nạp 52 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên lên 142 đồng chí. Đến nay, Đảng bộ xã còn 16 chi bộ, không có chi bộ ghép. Tỷ lệ đảng viên được phân tích, đánh giá chất lượng đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 98%.
Gia Huy
Ý kiến ()