Để khắc phục được những hạn chế, thời gian tới công tác tuyên truyền miệng cần đổi mới về nội dung và phương pháp truyền đạt để đưa các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị đề ra. Đó là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cơ quan, đơn vị trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền miệng; tiếp tục xây dựng kế hoạch tham mưu với cấp uỷ mở lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền miệng cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; đổi mới phương pháp báo cáo, áp dụng công nghệ thông tin vào các hội nghị báo cáo viên; nâng cao chất lượng bằng việc tăng cường đối thoại giữa báo cáo viên với người nghe. Kịp thời cung cấp các thông tin định hướng, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ sở; nâng cao chất lượng tham mưu về nội dung, kế hoạch tuyên truyền.
LSO-Từ khi Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới” được ban hành, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, mà trực tiếp là sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã tổ chức triển khai, nghiên cứu và quán triệt trong cán bộ, đảng viên, báo cáo viên và quần chúng trong Đảng bộ về nội dung của Chỉ thị. Cùng đó chỉ đạo các chi, đảng bộ trực thuộc xây dựng, củng cố, kiện toàn về tổ chức, phát triển số lượng và chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên để thực hiện công tác tuyên truyền miệng.
Đảng viên mới nghiên cứu, học tập lý luận chính trị
tại Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh – Ảnh: Thế Bảo
Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh hiện có 5 báo cáo viên là uỷ viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hàng Đảng bộ; tại 70 chi, đảng bộ trực thuộc đều có báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở; có 50 cộng tác viên dư luận xã hội. Đây là lực lượng góp phần không nhỏ vào thành công của hoạt động tuyên truyền miệng. Năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ và thường xuyên bám sát cơ sở, làm tốt vai trò nòng cốt trong thực hiện công tác tuyên truyền miệng, là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân. Trong thời gian qua công tác tuyên truyền miệng đạt nhiều kết quả tích cực quan trọng góp phần vào việc đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng vào đời sống xã hội, góp phần ổn định trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Kết quả năm 2008, tổ chức được 124 buổi với 12.730 lượt người nghe; năm 2009 tổ chức được 130 buổi với 13.841 lượt người nghe; năm 2010 tổ chức được 126 buổi với 8.953 lượt người nghe; năm 2011 tổ chức được 135 buổi với 25.379 lượt người nghe; trong 9 tháng năm 2012 tổ chức được 91 buổi với 8.635 lượt người nghe.
Đồng thời các cấp ủy, các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên có sự trao đổi thông tin thông qua đội ngũ báo cáo viên nhằm nắm bắt tình hình các cơ sở. Ban Tuyên giáo Đảng ủy thường xuyên chủ động mở các lớp bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, duy trì hội nghị báo cáo viên 1 lần/tháng. Đội ngũ báo cáo viên thường xuyên khai thác và sử dụng thông tin trong tạp chí Báo cáo viên nhằm giúp cho việc chuẩn bị đề cương bài tuyên truyền tốt hơn. Trong các kỳ sinh hoạt chi bộ, Đảng bộ cơ sở các đơn vị thường xuyên sử dụng tài liệu “Thông báo nội bộ” của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó còn một số hạn chế như: chưa duy trì thường xuyên việc tổ chức các buổi nói chuyện thời sự cho cán bộ, đảng viên và quần chúng; phương pháp truyền tải thông tin còn mang tính một chiều từ trên xuống, chưa chú trọng đến đối thoại, nắm bắt thông tin hai chiều.
Để khắc phục được những hạn chế, thời gian tới công tác tuyên truyền miệng cần đổi mới về nội dung và phương pháp truyền đạt để đưa các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị đề ra. Đó là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cơ quan, đơn vị trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền miệng; tiếp tục xây dựng kế hoạch tham mưu với cấp uỷ mở lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền miệng cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; đổi mới phương pháp báo cáo, áp dụng công nghệ thông tin vào các hội nghị báo cáo viên; nâng cao chất lượng bằng việc tăng cường đối thoại giữa báo cáo viên với người nghe. Kịp thời cung cấp các thông tin định hướng, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ sở; nâng cao chất lượng tham mưu về nội dung, kế hoạch tuyên truyền.
Hải Yến
Ý kiến ()