Đảng bộ Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (HVCTHCQG) bao gồm 31 đảng bộ và chi bộ cơ sở với hơn hai nghìn đảng viên, trong đó có bốn Đảng bộ Học viện khu vực I,II,III IV và hai Đảng bộ Học viện chuyên ngành là Học viện Hành chính và Học viện Báo chí và Tuyên truyền.Với chức năng, nhiệm vụ mới của mô hình Đảng bộ toàn Học viện, Đảng ủy HVCTHCQG Hồ Chí Minh đã tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức Đảng, thông qua phương hướng nhiệm vụ của Đảng bộ và chương trình công tác của Ban chấp hành, lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các khoa học chính trị và hành chính.Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộNhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, Đảng bộ HVCTHCQG Hồ Chí Minh và các đảng bộ trực thuộc tập trung lãnh đạo hướng mạnh...
Đảng bộ Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (HVCTHCQG) bao gồm 31 đảng bộ và chi bộ cơ sở với hơn hai nghìn đảng viên, trong đó có bốn Đảng bộ Học viện khu vực I,II,III IV và hai Đảng bộ Học viện chuyên ngành là Học viện Hành chính và Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Với chức năng, nhiệm vụ mới của mô hình Đảng bộ toàn Học viện, Đảng ủy HVCTHCQG Hồ Chí Minh đã tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức Đảng, thông qua phương hướng nhiệm vụ của Đảng bộ và chương trình công tác của Ban chấp hành, lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các khoa học chính trị và hành chính.
Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, Đảng bộ HVCTHCQG Hồ Chí Minh và các đảng bộ trực thuộc tập trung lãnh đạo hướng mạnh vào việc đổi mới chương trình, giáo trình sát với từng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời với việc áp dụng nội dung, chương trình mới, các cấp ủy Đảng đều tích cực chỉ đạo các đơn vị giảng dạy đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học là trung tâm, nâng cao trình độ, năng lực tư duy, vận dụng lý luận để giải quyết có hiệu quả những vấn đề thực tiễn của đất nước, của các ngành, các địa phương đặt ra. Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo sát sao của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị, cơ quan quản lý đào tạo, các đơn vị giảng dạy của Học viện và các Học viện trực thuộc trong năm học 2009-2010 đã tổ chức tương đối tốt các đợt tuyển sinh đại học, cao học, nghiên cứu sinh. Thực hiện nghiêm túc khâu tuyển sinh các hệ lớp lý luận chính trị – hành chính đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, tăng cường mở các lớp tập trung, giảm số lớp tại chức. Các cấp ủy Đảng chú trọng công tác quản lý, kiểm tra chất lượng học tập; thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế trong việc lên lớp, chấm điểm; tăng cường quản lý học viên cả ở trên lớp và ký túc xá; khắc phục kịp thời một số biểu hiện tiêu cực liên quan tới công tác đào tạo.
Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược là trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, từng bước nâng cao vị thế quốc tế của HVCTHCQG Hồ Chí Minh, Đảng ủy Học viện đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn mời các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm ở trong và ngoài Học viện tổ chức biên soạn, chỉnh lý hoàn thiện mười khung chương trình đào tạo vừa bảo đảm tính lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, vừa cập nhật kiến thức hiện đại, đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của xã hội và từng bước hội nhập quốc tế. Mặt khác, Đảng ủy luôn quan tâm công tác nâng cao trình độ và phương pháp sư phạm cho đội ngũ giảng viên thuộc hệ thống Học viện. Đội ngũ này thường xuyên được đưa đi học các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành ngắn hạn; động viên và có chính sách khuyến khích cán bộ trẻ học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; cán bộ lâu năm giàu kinh nghiệm giúp đỡ cán bộ trẻ. Qua đó, đội ngũ cán bộ giảng dạy của Học viện được tăng lên hằng năm về số lượng và nâng cao về chất lượng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và học được tăng cường và hiện đại hóa. Các đơn vị chuyên môn, thư viện, phòng đọc tài liệu được cung cấp nhiều loại sách, báo; phòng học được trang bị thêm nhiều thiết bị dạy – học; thư viện điện tử được đưa vào hoạt động đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học
Đảng bộ HVCTHCQG Hồ Chí Minh luôn coi trọng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học lý luận chính trị – hành chính, đặc biệt là công tác tổng kết thực tiễn, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Đảng ủy và Ban Thường vụ Đảng ủy đã có những chủ trương kịp thời và quyết định đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học. Đảng ủy luôn coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo các Học viện trực thuộc, các viện chuyên ngành tăng cường phát huy năng lực nghiên cứu khoa học của cán bộ, đảng viên tham gia tích cực vào các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học. Nhờ vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học ở Học viện ngày càng đi vào chiều sâu với chất lượng và hiệu quả thiết thực. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất là sự tham gia tích cực của đội ngũ khoa học Học viện nghiên cứu lý luận và cơ sở thực tiễn phục vụ các Hội nghị Trung ương và các nghị quyết chuyên đề của Trung ương. Học viện có những đóng góp vào việc nghiên cứu bổ sung, phát triển Cương lĩnh 1991 và các Văn kiện trình Đại hội lần thứ XI của Đảng, tham gia vào mặt trận đấu tranh về tư tưởng, phê phán những quan điểm sai trái, thù địch…
Đảng ủy Học viện đã chỉ đạo xây dựng Chiến lược nghiên cứu khoa học của Học viện; xây dựng các văn bản hướng dẫn hoạt động khoa học, xác định nhiệm vụ, quy mô kinh phí, tiêu chuẩn đăng ký tham gia tuyển thầu đề tài và tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học. Đây là một bước tiến quan trọng có tính chất đột phá, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thực tiễn của các sản phẩm nghiên cứu khoa học, phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy lý luận chính trị – hành chính và cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Năm năm gần đây, việc mở rộng quy mô hoạt động khoa học được Đảng bộ Học viện đặc biệt quan tâm. Số lượng đề tài khoa học cấp Nhà nước do các cán bộ khoa học chủ chốt của Học viện chủ trì và các đề tài khoa học cấp bộ do cán bộ trẻ làm chủ nhiệm đều tăng lên hằng năm. Các đề tài nghiên cứu khoa học của Học viện hướng vào trọng tâm là tổng kết thực tiễn góp phần phát triển lý luận, xây dựng, hoàn thiện các khung chương trình, giáo trình, nghiên cứu lý luận cơ bản. Đảng bộ đã chỉ đạo tổ chức có hiệu quả các Hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế.
Hợp tác quốc tế là lĩnh vực được Đảng ủy và lãnh đạo Học viện quan tâm chỉ đạo như một nhiệm vụ chiến lược trong tiến trình tăng cường vị thế của Học viện ở khu vực và trên thế giới. Học viện có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và nghiên cứu khoa học của các nước tiên tiến. Hoạt động hợp tác quốc tế tạo điều kiện cho nhiều cán bộ của Học viện được tiếp cận với những kiến thức mới về lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học chính trị – hành chính.
Ban Thường vụ Đảng ủy và lãnh đạo Học viện cũng đặc biệt coi trọng công tác trường chính trị. Đảng bộ đã chỉ đạo hoàn thành công tác biên soạn chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị – hành chính, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, tổ chức biên soạn các khung chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, chú trọng công tác bồi dưỡng cho cán bộ miền núi.
Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
Đảng bộ và Ban Giám đốc lãnh đạo và chỉ đạo thống nhất về nguyên tắc quản lý cán bộ theo quy định được phân cấp. Trong công tác cán bộ, Đảng ủy luôn quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ, tạo được sự đồng thuận cao trong Học viện, coi trọng và thường xuyên quán triệt trong toàn Đảng bộ chính sách cán bộ của Học viện. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, việc hợp nhất Học viện Hành chính quốc gia và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh diễn ra theo đúng chỉ đạo của Trung ương. Đảng bộ cùng lãnh đạo Học viện đặc biệt chú trọng khâu bố trí, sắp xếp, luân chuyển cán bộ theo đúng đường lối chính sách và bảo đảm công khai, dân chủ. Công tác quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ được tiến hành theo đúng quy trình. Công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đội ngũ cán bộ của Học viện được Đảng ủy đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thường xuyên. Tính riêng trong năm học 2009-2010, hàng nghìn lượt cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và chuyên môn khác tại các đơn vị của Học viện và Học viện trực thuộc (không kể đội ngũ cán bộ của các trường chính trị tỉnh, thành phố) đã được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức ngắn ngày về chuyên môn, về nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về phương pháp dạy học tích cực… Hàng chục cán bộ của toàn hệ thống Học viện có đủ tiêu chuẩn đã được chọn đi học các lớp đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ hoặc được đi bồi dưỡng ở nước ngoài. Học viện đã tạo điều kiện cho cán bộ đầu đàn, đầu ngành có môi trường và phương tiện làm việc tốt hơn, thu hút cán bộ có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và quản lý làm giảng viên thỉnh giảng… Từ năm 2005 đến 2010, đội ngũ cán bộ có học hàm, học vị của Học viện tăng lên đáng kể. Đảng ủy đã lãnh đạo xây dựng chiến lược cán bộ của Học viện đến năm 2020 nhằm khắc phục tình trạng hụt hẫng cán bộ hiện nay.
Bên cạnh lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, Đảng ủy Học viện thường xuyên triển khai công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao đạo đức cách mạng đối với cán bộ, đảng viên, chú trọng công tác xây dựng và phát triển Đảng. Hằng năm, Đảng ủy đều mở các lớp bồi dưỡng cấp ủy, lý luận chính trị cho đảng viên mới, lớp nhận thức về Đảng. Số lượng đảng viên được kết nạp tăng hằng năm. Đảng bộ Học viện Hành chính, Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn quan tâm công tác phát triển đảng trong sinh viên. Đảng ủy Học viện thường xuyên chỉ đạo sát sao công tác quản lý đảng viên, kết hợp công tác kiểm tra của Đảng với công tác thanh tra của Học viện; kiện toàn các ban chuyên trách của Đảng ủy; coi trọng công tác lãnh đạo các đoàn thể.
Đảng ủy Học viện đã chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chú trọng động viên khuyến khích và giám sát đảng viên thực hiện “làm theo”. Tất cả các đảng bộ, chi bộ trực thuộc đã xây dựng tiêu chí cụ thể, phù hợp với môi trường công tác của Học viện, xây dựng chương trình hành động của cấp ủy gắn với việc tổ chức đại hội Đảng; đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm túc viết thu hoạch sau khi học tập các chuyên đề và đề ra nhiệm vụ phấn đấu cụ thể của bản thân.
Những kết quả trên đây đã góp phần khẳng định và nâng cao vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng ở HVCTHCQG Hồ Chí Minh và là tiền đề quan trọng để trong nhiệm kỳ 2010 – 2015, Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo Học viện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu lý luận chính trị – hành chính, xứng đáng với Học viện mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Theo Nhandan
Ý kiến ()