LSO-Tết năm nay có một sự trùng hợp thú vị và đặc biệt, vì ngày mùng một tết trùng với ngày Đảng ra đời. Đại hội Đảng lần thứ XI lại trùng những ngày xuân chứa chan ước vọng. Có lẽ vì thế mà niềm vui về Đảng như được nhân đôi lên với mùa Xuân này.Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhưng cái phần dựng nước thì quốc gia nào chẳng vậy, cũng gồng mình với bão dông, căng sức ra để đổi hạt gạo củ khoai, bông lúa mỳ. Với dân tộc ta cái phần giữ nước như trội hơn, nhiều cung bậc hơn và cũng lắm trang bi hùng hơn. Năm 1858, khi tiếng súng của thực dân Pháp dội xuống Sơn Trà cũng là mốc đánh dấu một ách cai trị mới, nhân dân ta với tinh thần yêu nước đã vùng lên chống trả nhưng rồi vẫn chịu cảnh mất nước, rồi lại đứng lên, rồi lại bị dìm trong bể máu...Và chỉ đến ngày 3/2/1930, mùa xuân năm ấy, khi Đảng ra đời với cương lĩnh đúng đắn như một ngọn đuốc soi đường đưa cả...
LSO-Tết năm nay có một sự trùng hợp thú vị và đặc biệt, vì ngày mùng một tết trùng với ngày Đảng ra đời. Đại hội Đảng lần thứ XI lại trùng những ngày xuân chứa chan ước vọng. Có lẽ vì thế mà niềm vui về Đảng như được nhân đôi lên với mùa Xuân này.
|
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhưng cái phần dựng nước thì quốc gia nào chẳng vậy, cũng gồng mình với bão dông, căng sức ra để đổi hạt gạo củ khoai, bông lúa mỳ. Với dân tộc ta cái phần giữ nước như trội hơn, nhiều cung bậc hơn và cũng lắm trang bi hùng hơn. Năm 1858, khi tiếng súng của thực dân Pháp dội xuống Sơn Trà cũng là mốc đánh dấu một ách cai trị mới, nhân dân ta với tinh thần yêu nước đã vùng lên chống trả nhưng rồi vẫn chịu cảnh mất nước, rồi lại đứng lên, rồi lại bị dìm trong bể máu…Và chỉ đến ngày 3/2/1930, mùa xuân năm ấy, khi Đảng ra đời với cương lĩnh đúng đắn như một ngọn đuốc soi đường đưa cả dân tộc thoát khỏi sự bế tắc về đường lối thì dân tộc Việt Nam mới thực sự tìm lại mình. Thế mà đã 81 mùa xuân.
Nói như vậy để một lần nữa khẳng định rằng cương lĩnh của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, chỉ có Đảng mới vạch ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, đưa dân tộc vững bước trên con đường đổi mới. Con đường lãnh đạo nhân dân đến mọi thắng lợi của Đảng đâu phải đi trên thảm lụa và hoa hồng. Để làm nên chiến thắng bao chiến sĩ ưu tú của Đảng đã phải chết trong lao tù đế quốc, hy sinh trên chiến trường và máu của họ đã tô thắm thêm cờ Đảng, cờ tổ quốc. Những Trần Phú, Phan Đăng Lưu, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ… và với người Xứ Lạng tự hào vì Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri là những người con ưu tú của Đảng đã ngã xuống cho hôm nay. Dòng chảy lịch sử của dân tộc vẫn trôi, những chiến thắng liên tiếp do Đảng lãnh đạo lại một lần nữa khẳng định đường lối của Đảng là duy nhất đúng đắn. Năm 2010 cũng là năm kỷ niệm chiến thắng biên giới. Khi ấy, để gắn kết những người cộng sản, khai thông biên giới, nối nước ta với các đồng chí anh em. Đảng đã mở chiến dịch biên giới giải phóng Lạng Sơn vào ngày 17/10/1950. Tiếp đó là chiến cuộc đông xuân 1953-1954 mà đỉnh cao thắng lợi là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, lại một lần nữa khẳng định sự lãnh đạo của Đảng, vai trò của đảng viên những chiến sĩ xung kích trên mặt trận, họ đã vì Đảng vì dân vong thân để làm nên chiến thắng. Đất nước chưa hết chiến tranh, sự lãnh đạo của Đảng như khó khăn hơn, phức tạp hơn, gian khổ hơn vì cùng lúc phải lãnh đạo cách mạng ở hai miền. Khi Đảng lãnh đạo miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội thì ở miền Nam phải đối đầu với một thế lực đế quốc và tay sai phản động, tàn bạo. Với Luật 10/59, chúng lê máy chém đi khắp miền Nam, những chiến sĩ trung kiên của Đảng lại tô thắm thêm lá cờ Đảng.
Sau Nghị quyết 15, toàn miền Nam đứng lên phá ấp đánh đồn, tình thế cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đổi, chúng ta giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác từ Núi Thành, Khe Sanh, Quảng Trị, Thừa Thiên, đến Buôn Mê Thuột và kết thúc là chiến dịch Hồ Chí Minh thu non sông về một mối, con đường chiến thắng ấy Đảng và nhân dân ta đã phải đi mất 20 năm. Chiến thắng kẻ địch mạnh hơn mình đã khó, nay Đảng lại lãnh đạo nhân dân đi lên con đường chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh tình hình thế giới biến động, phong trào chủ nghĩa cộng sản và công nhân quốc tế một số nước rơi vào thoái trào. Năm 1991 thành trì chủ nghĩa xã hội sụp đổ. Trong nước các thế lực thù địch nhen nhóm âm mưu bạo loạn, kinh tế đất nước rơi vào khủng hoảng, các thế lực bên ngoài âm mưu chống phá… Đứng trước sự lựa chọn đổi mới Đảng một lần nữa lại lãnh đạo nhân dân đi đúng con đường đã chọn. Nước ta ra khỏi khủng hoảng, kinh tế tăng trưởng, đời sống nhân dân no ấm, niềm tin với Đảng được bồi đắp thêm vững chắc. Đảng đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Năm nay, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI được diễn ra trong không khí của mùa Xuân đang đến, tràn trề sức sống. Mỗi lần như thế lại là một dịp chiêm nghiệm, khẳng định và tự hào về Đảng vinh quang của chúng ta, Người lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, mang no ấm đến cho dân. Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, mỗi người dân nước Việt đều tự hứa với lòng mình, rằng phải làm tốt nghĩa vụ của công dân với đất nước, để tri ân về Đảng.
Đông Bắc
Ý kiến ()