Ðan Mạch hỗ trợ phát triển ngành thủy sản bền vững
Sáng 21-12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức hội nghị tổng kết chương trình hỗ trợ ngành thủy sản Việt Nam giai đoạn II (FSPS II).Thực hiện từ năm 2006 đến 2012, chương trình FSPS II (với khoản hỗ trợ 245 triệu DKK tương đương với 45 triệu USD) đã hỗ trợ thành công ngành thủy sản trong việc cải thiện thể chế của ngành từ T.Ư đến địa phương; nâng cao kỹ năng quản lý cho cán bộ ở các cấp; xây dựng các mô hình đồng quản lý nghề cá, các mô hình sinh kế... bảo đảm tạo thêm việc làm cho dân cư. Trong cả giai đoạn, có 43.185 người thoát nghèo đáp ứng mục tiêu đề ra, các bộ phận dân cư nghèo ở nông thôn tham gia hoạt động nghề cá được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế bền vững của ngành thủy sản.PVKhởi động dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộNgày 21-12, tại TP Phan Thiết (Bình Thuận), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức...
Sáng 21-12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức hội nghị tổng kết chương trình hỗ trợ ngành thủy sản Việt Nam giai đoạn II (FSPS II).
Thực hiện từ năm 2006 đến 2012, chương trình FSPS II (với khoản hỗ trợ 245 triệu DKK tương đương với 45 triệu USD) đã hỗ trợ thành công ngành thủy sản trong việc cải thiện thể chế của ngành từ T.Ư đến địa phương; nâng cao kỹ năng quản lý cho cán bộ ở các cấp; xây dựng các mô hình đồng quản lý nghề cá, các mô hình sinh kế… bảo đảm tạo thêm việc làm cho dân cư. Trong cả giai đoạn, có 43.185 người thoát nghèo đáp ứng mục tiêu đề ra, các bộ phận dân cư nghèo ở nông thôn tham gia hoạt động nghề cá được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế bền vững của ngành thủy sản.
PV
Khởi động dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ
Ngày 21-12, tại TP Phan Thiết (Bình Thuận), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức Lễ khởi động dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ.
Đây là dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay cho ngành lâm nghiệp mà Chính phủ Việt Nam vay vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) với tổng vốn đầu tư tương đương 123,5 triệu USD, trong đó vốn vay ODA gần 100 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng của Việt Nam. Dự án có tám hợp phần, bao gồm: rà phá bom mìn, tẩy rửa chất độc hóa học, phát triển rừng phòng hộ, hỗ trợ cải thiện sinh kế, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, kiểm soát phòng, chống cháy rừng… Mục tiêu nhằm tăng cường chức năng của rừng phòng hộ đầu nguồn, khôi phục và bảo tồn đa dạng sinh học, giảm nghèo tại các khu vực miền núi. Dự án thực hiện trên địa bàn thuộc 38 huyện, 43 Ban quản lý rừng phòng hộ; 101 xã của 11 tỉnh duyên hải miền trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, trong thời gian từ năm 2012 đến 2021.
PV
Đóng điện lần đầu dự án Cung cấp lưới điện quốc gia cho đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La
Sáng 22-12, tại trụ sở UBND xã Tân Xuân, huyện Mộc Châu (Sơn La) Tổng công ty Điện lực Miền Bắc (chủ đầu tư) đã tổ chức lễ đóng điện trạm biến áp đầu tiên của dự án “Cung cấp điện quốc gia cho đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La”.
Dự án có quy mô đầu tư khoảng 600 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước 85%, vốn đối ứng của Tổng công ty Điện lực Miền Bắc 15%, cung cấp điện cho khoảng hơn 30 nghìn hộ dân của 557 bản thuộc 106 xã của tỉnh Sơn La. Lần đóng điện này cung cấp điện lưới quốc gia cho 121 hộ dân bản Lướt. Theo chủ đầu tư, trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, dự án sẽ hoàn thành 59 km đường dây trung áp, 120 km đường dây hạ áp, 27 trạm biến áp, theo đó 3.000 hộ dân ở 75 bản sẽ được sử dụng điện lưới quốc gia.
Quảng Ninh thông xe cầu Trới mới
Sáng 22-12, Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh phối hợp UBND huyện Hoành Bồ, tổ chức lễ thông xe cầu Trới mới.
Cầu Trới mới được xây dựng tại thị trấn Trới (Hoành Bồ) có chiều dài toàn cầu 131,86 m, rộng 18,5 m với tổng mức đầu tư là 64 tỷ đồng.
Đây là loại cầu sử dụng công nghệ vòm thép dồn bê-tông, lần đầu tiên được thi công ở miền bắc, do liên doanh nhà thầu là Công ty CP Cơ giới và Xây dựng Thăng Long và Công ty CP Xây dựng số 9 Thăng Long đảm nhận.
PV
DHL Express tăng giá dịch vụ tới 4,9% từ năm 2013
Ngày 21-12, Công ty chuyển phát nhanh quốc tế DHL Express cho biết, từ ngày 1-1-2013, DHL Express điều chỉnh tăng giá dịch vụ tới 4,9% tại thị trường Việt Nam và mức giá tăng này cũng được áp dụng trên phạm vi toàn cầu.
DHL Express cho biết, việc điều chỉnh giá được thực hiện hằng năm. Năm 2013 mức tăng giá trung bình tới 4,9% được tính toán trên cơ sở tác động của lạm phát, giá cả ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của ngành công nghiệp chuyển phát nhanh. Quyết định tăng giá còn dựa trên các chi phí đặc thù cho ngành công nghiệp chuyển phát nhanh và cho phí gia tăng tại 220 quốc gia và vùng lãnh thổ mà DHL Express có dịch vụ.
Tiêu hủy gia súc, gia cầm có các chất Beta-agonist
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ ngày 22-12, bộ sẽ thực hiện việc kiểm tra phát hiện các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist từ mẫu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, nước uống và các sản phẩm vật nuôi theo Thông tư 57/TT-BNNPTNT.
Đối với cơ sở chăn nuôi phải ngừng ngay việc sử dụng tác nhân gây dương tính chất cấm và tiếp tục nuôi nhốt đàn gia súc, gia cầm đến khi kiểm tra lại có kết quả âm tính mới được xuất bán. Cơ sở giết mổ bị phát hiện kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm có chứa các chất như Sanlbutamol, Ractopamine, Clenbuterol sẽ bị tịch thu, tiêu hủy toàn bộ sản phẩm và phải chịu toàn bộ chi phí kiểm tra, xét nghiệm, tiêu hủy.
Theo Nhandan
Ý kiến ()