Dân chủ, đúng luật
LSO-Ngày 22/5/2016 là ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Lạng Sơn đã quán triệt, triển khai nghiêm túc, kịp thời công tác bầu cử đến các cấp, ngành trong toàn tỉnh trên tinh thần đảm bảo dân chủ và đúng luật.
Sở Nội vụ Lạng Sơn cấp phát tài liệu bầu cử đợt II cho các huyện, thành phố |
Dân chủ qua các vòng hiệp thương
Với tinh thần dân chủ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trong tỉnh tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, lần thứ hai theo đúng thời gian quy định. Sau hội nghị hiệp thương lần hai, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thỏa thuận, nhất trí đưa 10 người bao gồm có thành phần: nữ, trẻ tuổi, ngoài đảng, dân tộc thiểu số do các cơ quan, tổ chức, đơn vị của tỉnh giới thiệu vào danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV. Trong đó, thành phần lãnh đạo chủ chốt của tỉnh 1 người; đại biểu chuyên trách 1 người; đại biểu công an tỉnh 4 người; đại biểu ngành giáo dục – đào tạo 4 người. Nhất trí đưa 109 người vào danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI. Trong đó có 30 người trẻ tuổi (dưới 35 tuổi), chiếm 27,5%; 49 nữ, chiếm 45%; 20 người ngoài đảng, chiếm 18,3%; 60 người dân tộc thiểu số (có 2 người dân tộc Hoa), chiếm trên 55%; 3 người tôn giáo, chiếm 2,75%… Ấn định bầu 378 đại biểu HĐND cấp huyện trên tổng số 695 người được phân bổ, giới thiệu. Trong đó, nữ 288 người, chiếm 41,4%; trẻ tuổi (dưới 35 tuổi) 190 người, chiếm 27,3%; dân tộc 485 người, chiếm 69,8%, ngoài Đảng 93 người, chiếm 13,4%. Đại biểu HĐND cấp xã, ấn định bầu 5.383 người trên tổng số 9.860 người được phân bổ, giới thiệu.
Trong buổi làm việc, kiểm tra công tác bầu cử tại Lạng Sơn vào ngày 17/3/2016, đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng bầu cử Quốc gia, trưởng đoàn giám sát của Trung ương đã nhận xét: ngày 17/3/2016, đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng bầu cử Quốc gia, trưởng đoàn giám sát của Trung ương đã nhận xét: ngày 17/3/2016, đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng bầu cử Quốc gia, trưởng đoàn giám sát của Trung ương đã nhận xét: 17/3/2016, đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng bầu cử Quốc gia, trưởng đoàn giám sát của Trung ương đã nhận xét: sự dân chủ đúng luật ở đây thể hiện ở thành phần đại biểu có tất cả các tổ chức trong đó có cả thành phần chức sắc, tôn giáo, người dân tộc Hoa. Tỷ lệ cơ cấu kết hợp là nữ, ngoài đảng, dân tộc thiểu số, trẻ tuổi… đều đạt cao. Đặc biệt có 1 người tự ứng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, 1 người tự ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện, 10 người tự ứng cử đại biểu HĐND cấp xã.
Đúng luật trong thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử
Liên quan đến bầu cử có rất nhiều nhiệm vụ cần chuẩn bị và thực hiện. Nhìn chung ở các phần việc, Lạng Sơn đều thực hiện nghiêm túc, đúng Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND (số 85/2015/QH).
Cụ thể, khi thành lập ủy ban bầu cử các cấp, Lạng Sơn đảm bảo thành lập xong trong thời gian chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử, Theo đó, trong ngày 5/2/2016, toàn tỉnh đã thành lập được 1 ủy ban bầu cử cấp tỉnh, 11 ủy ban bầu cử cấp huyện, 226 ủy ban bầu cử cấp xã. Theo Điều 24 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND, chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử tỉnh phải thành lập xong ban bầu cử đại biểu Quốc hội. Ngày 11/3/2016, UBND tỉnh đã quyết định thành lập 2 Ban bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV. Đơn vị số 1 bầu 3 đại biểu Quốc hội gồm các huyện: Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Hữu Lũng. Đơn vị số 2 bầu 3 đại biểu gồm thành phố Lạng Sơn và các huyện: Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập.
Cũng theo quy định, trong ngày 11/3/2016, ủy ban bầu cử cấp tỉnh, huyện, xã cũng thành lập xong các ban bầu cử đại biểu HĐND cấp mình, đảm bảo mỗi đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp mình có 1 ban bầu cử. Thực tế, cấp tỉnh đã thành lập được 16 ban, cấp huyện thành lập 83 ban, cấp xã thành lập 1.284 ban bầu cử. Đến ngày 22/3/2016, UBND cấp xã xác định được 1.881 khu vực bỏ phiếu, trong đó có 23 khu vực bỏ phiếu của lực lượng vũ trang.
Ông Hứa Hải Quỳnh, Giám đốc Sở Nội vụ Lạng Sơn cho biết: trong 36 bước chuẩn bị công tác bầu cử, Lạng Sơn đã thực hiện xong 18 bước. Các bước đều đảm bảo dân chủ, đúng quy định của pháp luật. Đến thời điểm này, cấp tỉnh, huyện chưa nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân về công tác bầu cử. Thời gian tới, ngành phấn đấu thực hiện nghiêm túc, dân chủ, khách quan, đúng luật các bước còn lại trong công tác bầu cử.
MINH ĐỨC
Ý kiến ()