Mỗi năm Việt Nam cần tới hàng triệu tấn phân bón, nhưng các nhà máy sản xuất phân bón trong nước chỉ cung cấp được một lượng ít ỏi, không tới một phần mười nhu cầu, phần còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này khiến nền nông nghiệp nước ta phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung từ bên ngoài, chịu ảnh hưởng của mọi biến động trên thị trường phân bón quốc tế, và tiêu tốn một lượng ngoại tệ không nhỏ. Việc nhà máy Đạm Phú Mỹ ra đời góp phần giải quyết phần nào những khó khăn nói trên.Bốc xếp hàng tại nhà máy. Một quyết định chính xác và kịp thờiVới tầm nhìn xa nhằm tạo sự chủ động nguồn cung phân bón nội địa, cuối những năm 90 thế kỷ trước, Chính phủ và ngành dầu khí đã quyết tâm xây dựng nhà máy sản xuất phân đạm cỡ lớn ở trong nước. Đó là Nhà máy Đạm Phú Mỹ, với vốn đầu tư 380 triệu USD hoàn toàn từ nguồn lực trong nước. Nhà máy sử dụng công nghệ của Haldor Topsoe (Đan Mạch) Snamprogetti (I-ta-li-a), công suất 740 nghìn tấn...
Mỗi năm Việt Nam cần tới hàng triệu tấn phân bón, nhưng các nhà máy sản xuất phân bón trong nước chỉ cung cấp được một lượng ít ỏi, không tới một phần mười nhu cầu, phần còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này khiến nền nông nghiệp nước ta phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung từ bên ngoài, chịu ảnh hưởng của mọi biến động trên thị trường phân bón quốc tế, và tiêu tốn một lượng ngoại tệ không nhỏ. Việc nhà máy Đạm Phú Mỹ ra đời góp phần giải quyết phần nào những khó khăn nói trên.
Bốc xếp hàng tại nhà máy.
Một quyết định chính xác và kịp thời
Với tầm nhìn xa nhằm tạo sự chủ động nguồn cung phân bón nội địa, cuối những năm 90 thế kỷ trước, Chính phủ và ngành dầu khí đã quyết tâm xây dựng nhà máy sản xuất phân đạm cỡ lớn ở trong nước. Đó là Nhà máy Đạm Phú Mỹ, với vốn đầu tư 380 triệu USD hoàn toàn từ nguồn lực trong nước. Nhà máy sử dụng công nghệ của Haldor Topsoe (Đan Mạch) Snamprogetti (I-ta-li-a), công suất 740 nghìn tấn u-rê/năm. Đây là các công nghệ tiên tiến bậc nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính, đào tạo nhân lực quản lý, vận hành, hoạch định hướng đi và chiến lược phát triển. Với các thuận lợi đó, khi Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí, tiền thân của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí hiện nay (PVFCCo), ra đời và tiếp quản Nhà máy Đạm Phú Mỹ, sản phẩm của nhà máy đã tham gia thị trường và ngay lập tức có những đóng góp tích cực, đáp ứng kỳ vọng của Chính phủ khi phê duyệt dự án, đem đến sự thay đổi mạnh mẽ cho thị trường phân bón trong nước.
Các mốc sản lượng của Nhà máy Đạm Phú Mỹ cho thấy sự phát triển rất nhanh. Kể từ khi lô hàng đầu tiên được đưa ra thị trường vào quý IV-2004, đến năm 2006, nhà máy đã đạt mốc sản lượng một triệu tấn đầu tiên. Rồi sau đó, cứ mỗi năm mốc sản lượng nhà máy lại tăng lên một triệu tấn, và đến ngày 6-8-2011 đã cán mốc năm triệu tấn.
Nhận định về thành tích xuất sắc này, Chủ tịch HĐQT PVFCCo Bùi Minh Tiến cho rằng: Thành tích cán mốc năm triệu tấn Đạm Phú Mỹ trước kế hoạch, trước hết là nhờ quyết định sáng suốt của Chính phủ và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam trong việc đầu tư xây dựng nhà máy. Đây cũng là thành quả của quá trình lao động không mệt mỏi của tập thể Ban lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên các thời kỳ của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, nhất là các cán bộ, kỹ sư, người lao động trực tiếp tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ.
Nhanh chóng làm chủ công nghệ
Nhà máy Đạm Phú Mỹ là một nhà máy cực kỳ hiện đại nên công tác vận hành là một thách thức rất lớn đối với đội ngũ cán bộ còn non trẻ khi mới tiếp nhận nhà máy. Thời gian đầu, PVFCCo phải thuê 50 chuyên gia nước ngoài để cùng vận hành nhà máy. Nhưng với tinh thần học hỏi cao, chỉ sau một năm, các kỹ sư của ta đã đảm nhận được vai trò chính trong công tác vận hành, bảo dưỡng. Đến tháng 8-2005, PVFCCo chỉ còn thuê hai chuyên gia nước ngoài để hỗ trợ và đến nay không còn một chuyên gia nước ngoài nào nữa.
Từ khi đảm nhận việc tự vận hành nhà máy, đội ngũ kỹ sư và công nhân nhà máy đã không ngừng trưởng thành và vươn lên, hoàn toàn làm chủ về công nghệ. Điều này được chứng minh qua các lần tổng bảo dưỡng và sửa chữa lớn, lần mới nhất là vào các tháng 5, 6-2011 đã rất thành công, tính ổn định của toàn nhà máy và của các thiết bị đều được nâng cao, thể hiện qua số lần sự cố ít đi, thời gian xử lý cho mỗi sự cố cũng giảm, rút ngắn thời gian dừng máy và góp phần tăng sản lượng.
Với sản lượng 740 nghìn tấn u-rê/năm, và từ cuối năm 2010 tăng lên 800 nghìn tấn/năm, PVFCCo đã đáp ứng 40% nhu cầu phân đạm trong nước, đồng thời giảm kim ngạch nhập khẩu gần 300 triệu USD mỗi năm. Nhìn lại, trong hơn bảy năm qua, PVFCCo đã góp phần tiết kiệm cho đất nước gần hai tỷ USD.
Kể từ khi PVFCCo tham gia thị trường, thị trường phân bón trong nước đã bớt hẳn những cơn sốt nóng, sốt lạnh triền miên. Giá phân bón được điều chỉnh một cách linh hoạt, không cứng nhắc như thời bao cấp mà bám theo các tín hiệu của thị trường, nhưng cũng không để thị trường tự do thao túng mà ngược lại, tác động lên thị trường để giá cả được bình ổn tối đa. PVFCCo đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị do Chính phủ giao phó, bên cạnh các thành tích ấn tượng về kinh doanh – một điều không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.
Chủ động kiểm soát, điều tiết thị trường
PVFCCo không chủ trương giao phó sản phẩm của mình cho một số ít các đầu mối kinh doanh phân bón lớn, mà hết sức quan tâm việc đưa sản phẩm đến người tiêu thụ cuối cùng là bà con nông dân. Tổng công ty đã chủ động xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm của mình. Hệ thống này nhằm chủ động kiểm soát sản phẩm tới từng vùng tiêu thụ, thực hiện được các chính sách bán hàng trực tiếp đến bà con nông dân, có thể điều tiết bình ổn thị trường phân bón trong nước và ngăn chặn hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, vốn là vấn nạn gây đau đầu cho các nhà quản lý và là nỗi lo lắng của nông dân.
Hệ thống phân phối Đạm Phú Mỹ đến nay đã triển khai tại phần lớn các địa phương trên toàn quốc với gần ba nghìn đại lý, cửa hàng lớn nhỏ. Ngoài ra, PVFCCo đang triển khai xây dựng hệ thống cửa hàng đối chứng ở các vùng, miền, nhằm giới thiệu, so sánh, đối chứng sản phẩm, giá cả, thông báo các chính sách của tổng công ty đang được áp dụng, kiểm soát giá trong khu vực và thu thập những thông tin để có đối sách kịp thời.
Để hoàn thiện hệ thống phân phối, PVFCCo đã và đang từng bước xây dựng hệ thống kho, cảng trung chuyển nhằm gia tăng năng lực cung ứng và phân phối kịp thời vụ và nhanh nhất cho bà con nông dân. Mới đây, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã tin tưởng giao cho PVFCCo vận hành và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của Nhà máy Đạm Cà Mau, có công suất tương đương Nhà máy Đạm Phú Mỹ và dự kiến đi vào hoạt động đầu năm 2012.
Nhờ kết quả sản xuất, kinh doanh tốt cho nên việc cổ phần hóa PVFCCo thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư. Riêng việc bán gần 40% vốn của PVFCCo đã mang lại cho Nhà nước hơn chín nghìn tỷ đồng, nhiều gấp rưỡi so tổng vốn đầu tư. Chỉ sau sáu năm hoạt động, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã hoàn thành việc khấu hao vốn đầu tư.
Năm 2010, PVFCCo đã đạt được những thành tích kỷ lục về mọi mặt: sản lượng sản xuất (807 nghìn tấn u-rê), doanh thu (6.999 tỷ đồng), lợi nhuận sau thuế (1.703 tỷ đồng). Năm 2011, tuy dự kiến sản lượng của Nhà máy Đạm Phú Mỹ chỉ đạt 775 nghìn tấn u-rê do nhà máy dừng hoạt động một tháng để bảo dưỡng theo kế hoạch, nhưng tổng doanh thu dự kiến vẫn đạt gần 8.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2.600 tỷ đồng, vượt xa so năm 2010 và so kế hoạch đề ra.
Với tất cả những nỗ lực nói trên, PVFCCo đã chứng tỏ vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón, là mũi nhọn của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chính sách tam nông, đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, từng bước tiến lên phía trước.
Theo Nhandan
Ý kiến ()