Ðàm phán về một nghị quyết mới đối với Xy-ri
Theo Roi-tơ, ngày 15-2, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp A.Giúp-pê cho biết, nước này bắt đầu đàm phán với Nga về một nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an LHQ đối với Xy-ri. Pa-ri cũng sẽ đề nghị tiến hành ở cấp độ quốc tế hoạt động ềcứu trợ nhân đạoể tại Hội nghị "Những người bạn của Xy-ri" dự kiến diễn ra ở Tuy-ni-di ngày 24-2 tới. Trong khi đó, tại Đại Hội đồngLHQ, ngày 14-2, Đại sứ Nga V.Tru-rơ-kin cho biết, Mát-xcơ-va đề xuất một lộ trình thực tế nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Xy-ri. Nga đề nghị tiếp tục sứ mệnh quan sát viên của Liên đoàn A-rập tại Xy-ri đồng thời tăng số quan sát viên; chấm dứt bạo lực thông qua đối thoại chính trị giữa chính phủ và phe đối lập; thông qua hiến pháp mới của Xy-ri để làm cơ sở chuẩn bị tiến hành tổng tuyển cử.Cùng ngày, tại TP Hôm-xơ, xảy ra vụ nổ đường ống dẫn dầu lớn nối các giếng dầu Ru-mây-lan ở sa mạc miền đông Xy-ri với một nhà máy lọc dầu. Đây là một trong hai cơ sở lọc dầu ở Xy-ri bị...
Theo Roi-tơ, ngày 15-2, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp A.Giúp-pê cho biết, nước này bắt đầu đàm phán với Nga về một nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an LHQ đối với Xy-ri. Pa-ri cũng sẽ đề nghị tiến hành ở cấp độ quốc tế hoạt động ềcứu trợ nhân đạoể tại Hội nghị “Những người bạn của Xy-ri” dự kiến diễn ra ở Tuy-ni-di ngày 24-2 tới. Trong khi đó, tại Đại Hội đồng
LHQ, ngày 14-2, Đại sứ Nga V.Tru-rơ-kin cho biết, Mát-xcơ-va đề xuất một lộ trình thực tế nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Xy-ri. Nga đề nghị tiếp tục sứ mệnh quan sát viên của Liên đoàn A-rập tại Xy-ri đồng thời tăng số quan sát viên; chấm dứt bạo lực thông qua đối thoại chính trị giữa chính phủ và phe đối lập; thông qua hiến pháp mới của Xy-ri để làm cơ sở chuẩn bị tiến hành tổng tuyển cử.
Cùng ngày, tại TP Hôm-xơ, xảy ra vụ nổ đường ống dẫn dầu lớn nối các giếng dầu Ru-mây-lan ở sa mạc miền đông Xy-ri với một nhà máy lọc dầu. Đây là một trong hai cơ sở lọc dầu ở Xy-ri bị tiến công trong 11 tháng qua. Chính quyền Xy-ri cáo buộc đây là vụ đánh bom khủng bố.
* Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) ngày 15-2 kêu gọi gia tăng sức ép ngoại giao để buộc Chính phủ Xy-ri và lực lượng đối lập đàm phán. OIC phản đối can thiệp quân sự nước ngoài vào cuộc khủng hoảng Xy-ri. Viện dẫn các cuộc xung đột tại I-rắc, Li-bi và Xô-ma-li-a, Tổng Thư ký OIC Ê.I-xa-nô-lu nhấn mạnh, mọi hành động can thiệp quân sự sẽ khiến tình hình thêm tồi tệ, gây tổn hại người dân Xy-ri.
* Roi-tơ ngày 14-2 đưa tin, chính quyền Mỹ đang cụ thể hóa các biện pháp trừng phạt ngành tài chính và dầu mỏ I-ran, trong đó sẽ quyết định việc giảm số lượng và tỷ lệ mua dầu của I-ran nhằm gây sức ép chương trình hạt nhân của Tê-hê-ran. Trong khi đó, I-ran tuyên bố nước này đạt bước tiến mới trong chương trình hạt nhân bằng việc nạp thanh nhiên liệu hạt nhân do I-ran tự sản xuất vào một lò phản ứng nghiên cứu ở Thủ đô Tê-hê-ran.
Theo Nhandan
Ý kiến ()