Đàm phán và ký kết FTA cần gắn với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh tại Hội thảo "Đàm phán và ký kết hiệp định thương mại tự do – kinh nghiệm và thực tiễn" do Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội và Dự án STAR của Hoa Kỳ phối hợp tổ chức ngày 19/4, tại Hà Nội.Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, trong đó thương mại là lĩnh vực quan trọng luôn được các quốc gia quan tâm và sử dụng như một động lực phát triển. Kinh tế ngày càng phát triển thì quan hệ thương mại càng mở rộng sự hiểu biết giữa nhân dân các quốc gia càng được tăng cường, qua đó góp phần củng cố quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các nước trên thế giới.Thực hiện nhất quán chính sách đối ngoại rộng mở, Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tích cực chuẩn bị các điều kiện về kinh tế thể chế, nguồn lực để thực hiện thành công quá trình hội...
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh tại Hội thảo “Đàm phán và ký kết hiệp định thương mại tự do – kinh nghiệm và thực tiễn” do Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội và Dự án STAR của Hoa Kỳ phối hợp tổ chức ngày 19/4, tại Hà Nội.
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, trong đó thương mại là lĩnh vực quan trọng luôn được các quốc gia quan tâm và sử dụng như một động lực phát triển. Kinh tế ngày càng phát triển thì quan hệ thương mại càng mở rộng sự hiểu biết giữa nhân dân các quốc gia càng được tăng cường, qua đó góp phần củng cố quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các nước trên thế giới.
Thực hiện nhất quán chính sách đối ngoại rộng mở, Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tích cực chuẩn bị các điều kiện về kinh tế thể chế, nguồn lực để thực hiện thành công quá trình hội nhập trên cơ sở phát huy nội lực, đảm bảo độc lập, tự chủ, bình đẳng, cùng có lợi.
Hội nhập về kinh tế mang lại nhiều cơ hội thành công, nhưng cũng luôn tiềm ẩn những rủi ro. Nhưng không phải vì thế mà Việt Nam đứng ngoài các FTA để bỏ lỡ những cơ hội rõ ràng. Thực tiễn những năm qua cho thấy, các hiệp định thương mại song phương và đa phương đã mở ra nhiều cơ hội cho các thành phần kinh tế ở Việt Nam phát triển, đồng thời đặt ra nhiều yêu cầu đòi hỏi phải giải quyết cả trong phạm vi quốc gia lẫn quan hệ quốc tế.
Theo Báo cáo của Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội về cơ hội, thách thức của việc tham gia FTA, tính đến 31/12/2011, Việt Nam đã tham gia 8 hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA), trong đó có 6 hiệp định là hiệp định khu vực (ASEAN, ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN-Úc-Niu Dilân, ASEAN-Ấn Độ) và 2 hiệp định song phương (Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam –Chilê).
Điều này cho thấy các FTA mà Việt Nam tham gia tập trung tại khu vực châu Á (7/8) và tuyệt đại đa số là trong khuôn khổ ASEAN. Trong khu vực châu Á, Việt Nam chỉ có duy nhất một FTA song phương với Nhật Bản còn với các bạn hàng lớn và quan trọng khác như Hoa Kỳ và EU, Việt Nam chưa có quan hệ FTA. Cả 8 FTA mà Việt Nam tham gia cho tới nay đều có nội dung chủ yếu là thương mại hàng hoá. Thương mại dịch vụ và đầu tư tuy có được đề cập nhưng mức độ cam kết không sâu, kể cả trong khuôn khổ ASEAN.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, trên thực tế các nước như Hoa Kỳ, EU không phải là đối tác dễ tính trong đàm phán và ký kết FTA. Trước hết, về diện đàm phán, ngoài các lĩnh vực truyền thống như hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, họ thường yêu cầu đàm phán cả lĩnh vực phi truyền thống như sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn lao động, tiêu chuẩn môi trường, mua sắm công, chính sách cạnh tranh, thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước… Đây đều là các lĩnh vực mới và rất khó. Ngay cả ở các lĩnh vực truyền thống như hàng hoá, dịch vụ, mức độ cam kết mà họ hướng đến cũng rất sâu. Cách tiếp cận lĩnh vực dịch vụ cũng khác so với cách mà Việt Nam vẫn quen thuộc từ trước tới nay trong đàm phán FTA.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng: Trong đàm phán và ký kết FTA chúng ta cần gắn với Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2011-2020, gắn với tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, đóng góp cho việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Bên cạnh đó, cần hướng đến việc đa dạng hoá thị trường, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực thị trường nhất định. Cần quan tâm hơn tới các đối tác khu vực, các đối tác mang tính bổ sung hơn là cạnh tranh và các FTA có thể giúp ta từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế, minh bạch hoá và thuận lợi hoá môi trường kinh doanh.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()