Đàm phán giữa Chính phủ Congo và lực lượng nổi dậy khởi đầu căng thẳng
Ngày 9/12, cuộc đàm phán nhằm hướng tới chấm dứt xung đột giữa Chính phủ Congo và lực lượng nổi dạy (lực lượng vũ trang M23) đã chính thức diễn ra tại thủ đô Kampala của Uganda với khởi đầu được coi là căng thẳng.Các cuộc xung đột giữa lực lượng M23 và Chính phủ Congo đã làm cho tình hình chính trị tại nước Cộng hòa Dân chủ này thêm căng thẳng (Ảnh: CNN/ Getty Images)Dẫn đầu phái đoàn đàm phán của Chính phủ Congo là Ngoại trưởng Raymond Tshibanda, trong khi đứng đầu đoàn đàm phán của lực lượng vũ trang M23 là Thư ký điều hành Francois Rucogoza.Tại cuộc đàm phán, Ngoại trưởng Raymond Tshibanda cho biết, mặc dù phái đoàn của ông đến tham gia cuộc đàm phán với tinh thần cởi mở nhưng không có nghĩa là thỏa hiệp với những vấn đề được cho là vi phạm Hiến pháp nước này. “Chúng tôi sẽ lắng nghe, chúng tôi sẽ kiên trì thảo luận để tìm kiếm giải pháp nhằm chấm dứt xung đột” – ông Tshibanda khẳng định.Trong khi đó, đại diện của lực lượng vũ trang M23 – ông Francois Rucogoza lại...
Ngày 9/12, cuộc đàm phán nhằm hướng tới chấm dứt xung đột giữa Chính phủ Congo và lực lượng nổi dạy (lực lượng vũ trang M23) đã chính thức diễn ra tại thủ đô Kampala của Uganda với khởi đầu được coi là căng thẳng.
|
Các cuộc xung đột giữa lực lượng M23 và Chính phủ Congo đã làm cho tình hình chính trị tại nước Cộng hòa Dân chủ này thêm căng thẳng (Ảnh: CNN/ Getty Images) |
Dẫn đầu phái đoàn đàm phán của Chính phủ Congo là Ngoại trưởng Raymond Tshibanda, trong khi đứng đầu đoàn đàm phán của lực lượng vũ trang M23 là Thư ký điều hành Francois Rucogoza.
Tại cuộc đàm phán, Ngoại trưởng Raymond Tshibanda cho biết, mặc dù phái đoàn của ông đến tham gia cuộc đàm phán với tinh thần cởi mở nhưng không có nghĩa là thỏa hiệp với những vấn đề được cho là vi phạm Hiến pháp nước này. “Chúng tôi sẽ lắng nghe, chúng tôi sẽ kiên trì thảo luận để tìm kiếm giải pháp nhằm chấm dứt xung đột” – ông Tshibanda khẳng định.
Trong khi đó, đại diện của lực lượng vũ trang M23– ông Francois Rucogoza lại cho rằng, những khó khăn mà người dân ở miền Đông Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải hứng chịu là do sự quản lý, điều hành yếu kém của Chính phủ. Đồng thời ông này cũng cáo buộc Chính phủ Congo là độc đoán.
Lời cáo buộc của đại diện M23 đã khiến cho không khí của cuộc đàm phán thêm căng thẳng. Chính phủ Congo tỏ ra không hài lòng và tuyên bố sẽ không tiếp tục đàm phán nếu yêu cầu của Chính phủ không được M23 chấp thuận.
Với tư cách là nhà trung gian hòa giải của cuộc đàm phán, Bộ trưởng Quốc phòng Uganda Crispus Kiyonga cho biết, phái đoàn Chính phủ Congo sẽ có cơ hội để phản ứng lại những cáo buộc của M23.
Trao đổi với báo chí bên lề cuộc đàm phán, nhà trung gian hòa giải Crispus Kiyonga cho rằng, khi mới bắt đầu đàm phán, thường thì các bên khó giữ được bình tĩnh. Cuộc đàm phán được bắt đầu đem lại hi vọng cho người dân Congo, người dân trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Đây là cơ hội lớn để tìm kiếm giải pháp chính trị ổn định cho cuộc xung đột giữa Chính phủ và lực lượng M23.
Mặc dù đây không phải là cuộc đàm phán hòa bình đầu tiên giữa Chính phủ Congo và lực lượng M23, nhưng là tín hiệu cho những nỗ lực của khu vực Các Hồ lớn (ICGLR) nhằm chấm dứt xung đột ở Congo. Cuộc xung đột vốn làm cho khoảng 475.000 mất nhà cửa và khoảng 75.000 người khác phải lánh nạn sang Rwanda và Uganda.
M23, nhóm nổi dậy nguyên là quân đội người Tutsi sáp nhập vào quân đội Cộng hòa dân chủ Congo từ năm 2009, nhưng đầu năm nay đã đào ngũ với lý do bất đồng về lương bổng và các điều kiện sinh hoạt. Nhóm nổi dậy cũng đã đặt ra các điều kiện với Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo như người tị nạn Congo ở Rwanda được hồi hương, thúc đẩy dân chủ cũng như xác nhận vị trí cấp bậc mà các thành viên M23 từng giữ trong quân đội Cộng hòa Dân chủ Congo. Trong thời gian vừa qua, lực lượng này liên tục có những xung đột đối với Chính phủ Congo, khiến cho tình hình chính trị ở Congo trở nên căng thẳng.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()