LSO- Trong sản xuất nông nghiệp (SXNN), công tác thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu, giữ vai trò quan trọng, bởi có chủ động được nước thì mới chủ động được thời vụ sản xuất (SX) và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến có hiệu quả, đảm bảo SXNN phát triển bền vững. Vì vậy, trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc, sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương, hệ thống công trình thuỷ lợi của tỉnh đã không ngừng được mở rộng và phát triển, góp phần tích cực thúc đẩy SXNN phát triển toàn diện với tốc độ cao, bình quân tăng từ 4%-4,5%/năm. Nông dân xã Bình Phúc (Văn Quan) làm đất sản xuất vụ xuân Ảnh: KHÁNH LYTheo số liệu thống kê của ngành chức năng, tính đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 271 hồ chứa (HC), trong đó có 120 HC có chiều cao đập từ 10m trở lên do các công ty nhà nước quản lý, còn lại chủ yếu là ao, hồ do các...
LSO- Trong sản xuất nông nghiệp (SXNN), công tác thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu, giữ vai trò quan trọng, bởi có chủ động được nước thì mới chủ động được thời vụ sản xuất (SX) và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến có hiệu quả, đảm bảo SXNN phát triển bền vững. Vì vậy, trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc, sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương, hệ thống công trình thuỷ lợi của tỉnh đã không ngừng được mở rộng và phát triển, góp phần tích cực thúc đẩy SXNN phát triển toàn diện với tốc độ cao, bình quân tăng từ 4%-4,5%/năm.
Nông dân xã Bình Phúc (Văn Quan) làm đất sản xuất vụ xuân Ảnh: KHÁNH LY
Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, tính đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 271 hồ chứa (HC), trong đó có 120 HC có chiều cao đập từ 10m trở lên do các công ty nhà nước quản lý, còn lại chủ yếu là ao, hồ do các huyện quản lý. Các HC không những góp phần đảm bảo phục vụ nước tưới trong SXNN mà còn cắt lũ cho hạ du, cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt, phục vụ nuôi trồng thuỷ sản và du lịch, đồng thời cải tạo môi trường sinh thái trong khu vực HC. Các công trình HC trên địa bàn tỉnh phần lớn được xây dựng từ những năm 60-70 của thế kỷ trước. Nhiều HC đã và đang xuống cấp nghiêm trọng và luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão. Năng lực tưới đạt thấp, nhiều công trình mới đạt từ 50%-70%, cá biệt có một số HC do bị tháo nước trong lòng hồ để gieo cấy nên đã không còn phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi còn nhiều bất cập, chưa thực sự chủ động trong phục vụ SX, tình trạng vi phạm hành lang công trình còn xảy ra ở nhiều nơi. Thực hiện Dự án đảm bảo an toàn HC theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 601/TTg-NN ngày 17/4/2006 và Công văn 1446/BNN-TL ngày 14/6/2004 của Bộ NN và PTNT, toàn tỉnh có 21 HC đã và đang được nâng cấp, sửa chữa. Đối với những HC đã được nâng cấp xong và đưa vào vận hành, sử dụng, qua thử thách của những trận lũ lớn năm 2008 đều đảm bảo ổn định, an toàn cho công trình và vùng hạ du, dung tích chứa nước đảm bảo theo thiết kế. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều HC xây dựng đã lâu nhưng do thiếu vốn đầu tư, chưa được sửa chữa, nâng cấp nên vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao trong mùa mưa, bão, trong đó, có 59 HC có chiều cao đập từ 10m hoặc có dung tích hồ từ 200.000m3 trở lên cần phải được đầu tư sửa chữa, nâng cấp kịp thời trong giai đoạn 2011-2020 như: hồ Khuôn Tát, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng; hồ Khuôn Tùng, xã Tri Phương, huyện Tràng Định; hồ Rọ Nặm, xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia; hồ Bản Chành, xã Lợi Bác, huyện Lộc Bình; hồ Bản Nầng, xã Tân Đoàn, huyện Văn Quan… Công trình thuỷ lợi, trong đó có các HC nước là cơ sở hạ tầng hết sức quan trọng trong phát triển KT-XH khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đảm bảo an toàn HC nhằm nâng cao năng lực tưới thiết kế, kéo dài tuổi thọ công trình, tạo điều kiện thuận lợi cho SX, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH-HĐH, góp phần phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ dân trí khu vực nông thôn với số dân chiếm trên 80% dân số toàn tỉnh là hết sức quan trọng. Mặt khác, do ảnh ưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, những năm gần đây, ở nước ta thiên tai xảy ra nhiều hơn, bão, lũ, lũ quét với cường độ mạnh, diễn biến bất thường đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản, luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho các HC và vùng hạ du.
Kênh mương thủy lợi xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình
Đảm bảo an toàn HC là biện pháp chủ động phòng tránh tốt nhất nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, đồng thời nâng cao hiệu quả phục vụ của các HC. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn và nâng cao năng lực HC là hết sức cần thiết và cấp bách trong điều kiện hiện nay. Trước thực tế trên, tỉnh ta đã và đang xây dựng Đề án đảm bảo an toàn và nâng cao năng lực các HC giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 với mục tiêu: tiếp tục đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các HC hiện có, trong giai đoạn 2011-2015, tập trung đầu tư, sửa chữa, nâng cấp 39 HC và từ năm 2016-2020, đầu tư sửa chữa, nâng cấp cho 20 HC còn lại nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao năng lực cho các HC đảm bảo tưới đạt năng lực thiết kế. Đồng thời đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác các HC nhằm đảm bảo an toàn HC trong mùa mưa, bão và cung cấp nước phục vụ tốt nhất cho SX và đời sống của nhân dân.
Đức Anh
Ý kiến ()