Nhiều công trình thủy lợi cạn trơ đáy, người nông dân huyện Đắk Mil (Đắk Nông) phải vét từng vũng mạch, thậm chí là mua nước tưới cứu cây trồng.
Từ đầu tháng 3/2025 đến nay, hàng loạt công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) đã cạn kiệt nguồn nước. Tình trạng này khiến cho việc canh tác, sản xuất của người dân trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.Nhiều hộ dân trên địa bàn các xã Đắk Gằn, Đắk Lao, Đức Thành... (huyện Đắk Mil) sống phụ thuộc hoàn toàn vào hồ thủy lợi trong khu vực. Tuy nhiên một tháng qua, nước hồ cạn kiệt, khiến việc tưới tắm cho cây cà phê, cây tiêu và các loại cây trồng khác trở nên vô cùng khó khăn.Đa số những lòng hồ thủy lợi trên địa bàn huyện Đắk Mil trong tình trạng khô cằn, nứt nẻ, báo hiệu một mùa hạn hán nghiêm trọng.Hiện tại, tình hình thời tiết trên địa bàn huyện Đắk Mil đang mùa khô hanh, nhiệt độ bình quân dao động từ 18-33 độ; độ ẩm không khí thấp; dòng chảy các sông suối tiếp tục giảm, nhiều sông suối nhỏ đã ở mức cạn kiệt, trữ lượng nước các hồ chứa thủy lợi hạ thấp rất nhanh.
Bà Lê Thị Liên (68 tuôi, trú tại thôn Sơn Trung, xã Đắk Gằn) chia sẻ, để cứu vườn cây, gia đình bà Liên buộc phải mua nước từ hồ và giếng khoan của một số hộ dân trong vùng với giá 50.000 đồng mỗi giờ.
Thậm chí gia đình ông Hoàng Đình Hào (72 tuổi, thôn Sơn Trung, xã Đắk Gằn) đã đầu tư khoan giếng sâu 50m với hy vọng tìm nguồn nước. Thế nhưng, nước giếng chỉ đủ cho sinh hoạt hằng ngày, không thể đáp ứng nhu cầu tưới tiêu.Ông Phạm Minh Trưng (58 tuổi, thôn 8, xã Đức Mạnh) buồn bã chia sẻ, lòng hồ thủy lợi vẫn cạn khô, để cứu lấy 1 ha sầu riêng xen canh cà phê và hồ tiêu, gia đình ông Trưng phải túc trực bên đập Hợp tác xã Mạnh Thắng, tận dụng từng giọt nước rỉ ra từ lòng hồ, từ những khe mạch nhỏ, nhưng chỉ đủ tưới trong 30 phút rồi lại cạn.Ngoài ra, vắt và trữ từng giọt nước đã khó, việc vận chuyển nước lên rẫy lại là một thử thách lớn. Người dân phải sử dụng máy bơm để chuyển nước từ nơi mua về một hồ chứa khác cách hàng kilômét, rồi mới tiếp tục bơm lên tưới cho cây trồng.
Không còn cách nào khác, nhiều hộ dân tại thôn Đức Thành (xã Đức Mạnh) đã phải thuê máy móc đào ao, khoét đá tốn từ 20-30 triệu đồng để tìm nguồn nước nhưng kết quả vẫn không khả quan.Dọc các khu rẫy, hàng loạt ao sâu được đào san sát, nhưng không phải ao nào cũng có nước.Theo Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Đắk Mil, đến thời điểm hiện tại trên địa bàn huyện có 9 công trình thủy lợi đã cạn kiệt nguồn nước gồm: Hồ đội 35, hồ đội 40, hồ Đắk M’bai, hồ Tăng Gia, hồ Đắk Loou (xã Đắk Lao); đập Hợp tác xã Mạnh Thắng, hồ Đội 3, đập Y Ren (xã Đức Mạnh); hồ Lâm trường Đắk Gằn (xã Đắk Gằn). Nếu thời tiết không thuận lợi, tiếp tục nắng nóng kéo dài, không có mưa thì trên địa bàn thuyện sẽ xảy ra hạn hán, thiếu nước tưới cục bộ.
Ý kiến ()