Ngày 23-9, tại Hà Nội, diễn ra Đại hội Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2010-2015. Đến dự, có đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ; Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch; họa sĩ Vũ Giáng Hương, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam khóa VII; đại diện các bộ, ban, ngành; các cơ quan thông tấn, báo chí; lãnh đạo các hội VHNT địa phương cùng hơn 500 đại biểu đại diện cho 40 nghìn hội viên các hội VHNT cả nước.Thay mặt Đoàn Chủ tịch, nhà thơ Hữu Thỉnh trình bày Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ khóa VII và phương hướng, nhiệm vụ phát triển VHNT nhiệm kỳ khóa VIII, với tựa đề "Đoàn kết, sáng tạo, tiếp tục phát triển VHNT, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng con người và văn hóa Việt Nam". Năm năm qua, VHNT nước nhà đã đạt được những thành tựu nổi...
Ngày 23-9, tại Hà Nội, diễn ra Đại hội Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật (VHNT) Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2010-2015. Đến dự, có đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ; Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch; họa sĩ Vũ Giáng Hương, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam khóa VII; đại diện các bộ, ban, ngành; các cơ quan thông tấn, báo chí; lãnh đạo các hội VHNT địa phương cùng hơn 500 đại biểu đại diện cho 40 nghìn hội viên các hội VHNT cả nước.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch, nhà thơ Hữu Thỉnh trình bày Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ khóa VII và phương hướng, nhiệm vụ phát triển VHNT nhiệm kỳ khóa VIII, với tựa đề “Đoàn kết, sáng tạo, tiếp tục phát triển VHNT, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng con người và văn hóa Việt Nam”. Năm năm qua, VHNT nước nhà đã đạt được những thành tựu nổi bật về sự gia tăng số lượng tác phẩm; phát triển đội ngũ hội viên; tăng cường hoạt động lý luận phê bình; tích cực đẩy mạnh giao lưu quốc tế. VHNT góp phần quan trọng đưa văn hóa dân tộc phát triển lên một bước mới, xây dựng nền tảng tinh thần xã hội làm động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Dòng chảy chung là tiến bộ, lành mạnh. Đội ngũ văn nghệ sĩ gắn bó thiết tha với sự nghiệp cách mạng của nhân dân, là chủ thể của nền văn nghệ giàu sức sống, thể hiện sâu sắc chủ nghĩa yêu nước, dân tộc, dân chủ, nhân văn và đang từng bước hiện đại hóa. Tuy vậy, trước đòi hỏi ngày càng cao của công chúng và sự nghiệp xây dựng con người, văn nghệ nước nhà còn có những bất cập, thiếu sót. Đó là còn ít những tác phẩm lớn có giá trị nghệ thuật và ảnh hưởng sâu rộng; chưa đi vào chiều sâu cuộc đấu tranh quyết liệt cho sự nghiệp CNH, HĐH; tính chuyên nghiệp trong sáng tác và lý luận phê bình chưa cao; tình trạng nghiệp dư hóa khiến chất lượng các ngành nghệ thuật phổ biến ở tình trạng trung bình… Trong nhiệm kỳ mới, giới VHNT cần tập trung trí tuệ và sức lực thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu, mà trọng tâm là phải phấn đấu để có nhiều tác phẩm hay làm rung động lòng người; đẩy mạnh học tập quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, vận dụng vào hoạt động của các tổ chức hội tạo chuyển biến mới về nhận thức, tư tưởng, đi vào thực tiễn; coi trọng chăm sóc tài năng trẻ; tăng cường đi thực tế; kiện toàn, đổi mới mạnh mẽ các hội; nâng cao chất lượng các cơ quan báo chí, xuất bản Hội; đẩy mạnh công tác lý luận, phê bình; đầu tư có trọng điểm; tích cực giao lưu, hội nhập quốc tế; các hội chuyên ngành có trách nhiệm hợp tác giúp đỡ các hội địa phương; mạnh dạn đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Liên hiệp theo đúng chức năng là tổ chức đầu mối và cơ quan phối hợp hoạt động VHNT cả nước.
Phát biểu ý kiến tại Đại hội, đồng chí Trương Tấn Sang khẳng định vai trò lớn lao của Liên hiệp các Hội VHNT trong việc tập hợp, đoàn kết các hội thành viên và văn nghệ sĩ nước nhà; là cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với văn nghệ sĩ góp phần thúc đẩy sáng tạo, xây dựng và phát triển nền VHNT cách mạng của đất nước. Đồng chí khẳng định: “Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và đánh giá cao vai trò của văn hóa, văn học, nghệ thuật, luôn quan tâm tới việc không ngừng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Đảng, Nhà nước đã xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội ta. Năm 2008, Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 23 về văn học, nghệ thuật. Cùng với Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hóa, đây là định hướng quan trọng cho sự nghiệp phát triển nền văn học, nghệ thuật nước nhà trong thời kỳ hội nhập và phát triển”.
Đồng chí cũng nhấn mạnh: “Đảng, Nhà nước, nhân dân mong đợi văn nghệ sĩ nước ta luôn vững vàng, gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân, ngày càng có nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật hay, có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật, phản ánh sâu sắc hiện thực đất nước và con người Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lao động nghệ thuật là lao động sáng tạo có tính đặc thù cao, mang đậm dấu ấn cá nhân, bản lĩnh, tài năng, tâm huyết, vốn sống của mỗi văn nghệ sĩ. Để có những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị, mỗi văn nghệ sĩ phải thật sự là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có cách nhìn đúng đắn, khách quan, phân biệt được rõ đúng, sai, chân thực và giả dối, cái thiện và cái ác, cái mới và cái cũ, bảo thủ và lạc hậu trong vô vàn sự vật, hiện tượng của cuộc sống vốn hết sức phong phú, đa dạng, phức tạp; phải thật sự là người tâm huyết, gắn bó máu thịt với sự nghiệp cách mạng, tắm mình trong cuộc sống lao động sáng tạo của nhân dân, tích lũy vốn sống để nắm bắt, cảm nhận được hơi thở của nhân dân, khơi dậy và nuôi dưỡng nguồn cảm hứng sáng tạo; đồng thời cũng phải thường xuyên trau dồi, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp trước những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống.
Đảng, Nhà nước ta sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các văn nghệ sĩ tìm hiểu, nắm bắt được các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế – xã hội, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật, chính sách đối nội, đối ngoại của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích văn nghệ sĩ thâm nhập thực tiễn, sống cùng cuộc sống lao động sáng tạo của nhân dân; tôn trọng tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ, cổ vũ, động viên, hướng dẫn, tôn vinh văn nghệ sĩ có những tác phẩm có giá trị cao ngang tầm với những thành tựu to lớn của đất nước ta, nhân dân ta”.
Thay mặt Ban Bí thư T.Ư Đảng, đồng chí Trương Tấn Sang đã trao tặng Liên hiệp VHNT Việt Nam bức trướng mang dòng chữ: “Đoàn kết, Dân chủ, Xây dựng, Sáng tạo”.
Với tinh thần nghiêm túc, khẩn trương, dân chủ, Đại hội đã thảo luận nội dung Báo cáo, bổ sung Điều lệ sửa đổi và tiến hành hiệp thương cử Ủy viên Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam khóa VIII, Đoàn Chủ tịch và Thường trực Đoàn Chủ tịch. Đại hội đã thông qua Nghị quyết Đại hội khóa VIII (2010-2015) và công bố kết quả hiệp thương. Thường trực Đoàn Chủ tịch nhiệm kỳ mới ra mắt gồm: nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam; sáu Phó Chủ tịch là nhạc sĩ Ca Lê Thuần, nhà thơ Bằng Việt, nhà văn Đỗ Kim Cuông, GS, TS Tô Ngọc Thanh, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân và nhà văn Tùng Điển.
Theo Nhandan
Ý kiến ()