Ðại hội đồng LHQ kêu gọi bảo đảm hòa bình, thịnh vượng trên thế giới
Phiên khai mạc kỳ họp lần thứ 66 Đại hội đồng LHQ. Theo Tân Hoa xã, ngày 21-9, phiên thảo luận chung thường niên của kỳ họp lần thứ 66 Đại hội đồng (ĐHĐ) LHQ chính thức khai mạc tại Trụ sở LHQ ở Niu Oóc (Mỹ), với sự tham dự của hơn 120 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ.Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun nhấn mạnh, thế giới đang rơi vào khủng hoảng, vì vậy, các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hành động khẩn cấp ngăn ngừa xung đột, tìm lối thoát cho các bất ổn chính trị hiện nay tại các nước Trung Đông và Bắc Phi; xác định các nhiệm vụ cấp bách nhất, gồm phát triển bền vững, ngăn chặn vi phạm các quyền con người, xây dựng một thế giới an toàn và an ninh hơn... Các nhà lãnh đạo kêu gọi thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu, bảo đảm hòa bình, thịnh vượng trên thế giới.* Trong phiên họp cấp cao cùng ngày, các nhà lãnh đạo thảo luận về kế hoạch của Tổng thống Pa-le-xtin M.Áp-bát dự kiến chính thức nộp đơn đề nghị LHQ công...
|
Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun nhấn mạnh, thế giới đang rơi vào khủng hoảng, vì vậy, các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hành động khẩn cấp ngăn ngừa xung đột, tìm lối thoát cho các bất ổn chính trị hiện nay tại các nước Trung Đông và Bắc Phi; xác định các nhiệm vụ cấp bách nhất, gồm phát triển bền vững, ngăn chặn vi phạm các quyền con người, xây dựng một thế giới an toàn và an ninh hơn… Các nhà lãnh đạo kêu gọi thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu, bảo đảm hòa bình, thịnh vượng trên thế giới.
* Trong phiên họp cấp cao cùng ngày, các nhà lãnh đạo thảo luận về kế hoạch của Tổng thống Pa-le-xtin M.Áp-bát dự kiến chính thức nộp đơn đề nghị LHQ công nhận tư cách thành viên đầy đủ của Pa-le-xtin vào hôm nay (23-9). Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma thúc giục I-xra-en và Pa-le-xtin nối lại đàm phán hòa bình, cho rằng sẽ không thể cắt ngắn quá trình chấm dứt cuộc xung đột vốn đã kéo dài hàng thập kỷ qua và hòa bình không thể được thiết lập đơn thuần thông qua những tuyên bố và nghị quyết của LHQ. Trước đó, tại cuộc gặp với Tổng thống Pa-le-xtin, ông Ô-ba-ma cảnh báo Mỹ sẽ phủ quyết bất cứ nghị quyết nào của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ công nhận Pa-le-xtin là thành viên chính thức của LHQ.
Trong khi đó, các nhà ngoại giao châu Âu đang vận động để hoãn vô thời hạn cuộc bỏ phiếu tại HĐBA về đề nghị của Pa-le-xtin, giúp Mỹ có thời gian tìm cách nối lại đàm phán I-xra-en – Pa-le-xtin, tránh phải sử dụng quyền phủ quyết về một vấn đề nhạy cảm trong quan hệ giữa Mỹ và các nước A-rập. Tổng thống Pháp N.Xác-cô-di đề xuất LHQ trao Pa-le-xtin quy chế nhà nước quan sát viên tại LHQ, nâng cấp từ quy chế thực thể quan sát viên hiện nay, đồng thời vạch ra lộ trình nối lại đàm phán I-xra-en – Pa-le-xtin, theo đó ấn định thời hạn một tháng để khởi động lại cuộc đàm phán sẽ kéo dài từ sáu tháng đến một năm nhằm đạt thỏa thuận. Pa-le-xtin đang cân nhắc những đề xuất của các bên nhằm giảm căng thẳng, nhưng cảnh báo nếu đề nghị của họ không được HĐBA thông qua, Pa-le-xtin sẽ hành động thông qua ĐHĐ. Hiện có gần 130 nước thành viên LHQ cam kết ủng hộ nỗ lực của Pa-le-xtin.
Theo Nhandan
Ý kiến ()