Ðại hội đồng CSCAP thảo luận nhiều vấn đề an ninh khu vực
Ngày 22-11, tại Hà Nội, cuộc họp lần thứ 8 Đại hội đồng Hội đồng hợp tác an ninh châu Á - Thái Bình Dương đã kết thúc sau hai ngày các đại biểu thảo luận các vấn đề quan trọng đối với an ninh khu vực. Về chủ đề an ninh hạt nhân, các đại biểu cho rằng, thế giới đang đối mặt các nguy cơ khủng bố hạt nhân, tái chạy đua vũ trang hạt nhân, tai nạn hạt nhân xuất phát từ việc vận hành và sử dụng không an toàn nguyên liệu hạt nhân hoặc các nhà máy điện hạt nhân...Các nước có vũ khí hạt nhân có trách nhiệm chủ đạo trong việc thúc đẩy một thế giới phi vũ khí hạt nhân; tìm biện pháp hợp tác và xây dựng lòng tin tiến tới một thế giới phi hạt nhân. Các đại biểu cũng cho rằng, cần tăng cường hợp tác giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển có nhu cầu phát triển hạt nhân vì mục đích hòa bình để tăng cường năng lực và chuyển giao kinh nghiệm, bảo đảm các chuẩn mực khu vực và quốc tế...
Các nước có vũ khí hạt nhân có trách nhiệm chủ đạo trong việc thúc đẩy một thế giới phi vũ khí hạt nhân; tìm biện pháp hợp tác và xây dựng lòng tin tiến tới một thế giới phi hạt nhân. Các đại biểu cũng cho rằng, cần tăng cường hợp tác giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển có nhu cầu phát triển hạt nhân vì mục đích hòa bình để tăng cường năng lực và chuyển giao kinh nghiệm, bảo đảm các chuẩn mực khu vực và quốc tế về an ninh và an toàn hạt nhân.
Về vấn đề bảo đảm an ninh hàng hải, các đại biểu hoan nghênh việc Hội nghị cấp cao ASEAN vừa qua tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) quyết tâm thúc đẩy thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), khởi động tiến trình đàm phán bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) và việc Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thông báo sẵn sàng đối thoại với ASEAN về vấn đề này. Nhiều đại biểu cho rằng, an ninh biển có vai trò then chốt đối với an ninh toàn bộ khu vực, do vậy khu vực cần một bộ Quy tắc ứng xử có tính ràng buộc nhằm bảo đảm an ninh biển chung cho toàn bộ khu vực. Để đạt được COC, ASEAN cần đóng vai trò trung tâm, tạo diễn đàn để các bên đàm phán và thảo luận. COC cần đề cập các cơ chế kiểm soát các mối đe dọa an ninh hàng hải; tái khẳng định sự cam kết của các bên đối với luật pháp quốc tế và Công ước về Luật Biển năm 1982 của LHQ và tính đến quyền lợi của các quốc gia sử dụng Biển Đông.
Vấn đề an ninh nguồn nước, các học giả cho đây là một trong những thách thức lớn nhất của châu Á, trong khi các quốc gia trong khu vực chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả trong việc chia sẻ nguồn nước các con sông trong khu vực. Các học giả khẳng định cần tiếp cận vấn đề an ninh nguồn nước một cách tổng hợp, do có liên quan nhiều loại vấn đề an ninh, đối tượng và lĩnh vực kinh tế – xã hội, như giao thông vận tải, môi trường, văn hóa… Về cấu trúc an ninh khu vực đang hình thành, các đại biểu cho rằng, ASEAN cần phát huy vai trò là nơi các bên có thể thảo luận các vấn đề an ninh khu vực, nhằm giúp xây dựng lòng tin giữa các bên; các cơ chế hiện tại cần có sự gắn kết, bổ trợ nhau…
Theo Nhandan

Ý kiến ()