LSO-Ngày 7/11/2012, Quốc hội thảo luận tại hội trường vềthực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với quyết định hành chính về đất đai. Tham gia thảo luận tại phiên họp, Đại biểu Trần Thị Hoa Sinh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn cơ bản đồng tình với báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai. Đây là lĩnh vực rất phức tạp và nhạy cảm, vì vậy cần xem xét, đánh giá cụ thể về các cơ chế chính sách, quá trình tổ chức triển khai thực hiện. Theo thống kê hiện nay có hơn 300 văn bản về lĩnh vực này, tuy nhiên việc tổ chức triển khai thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các văn bản pháp luật quy định thẩm quyền giải quyết giữa cơ quan hành chính và tòa án nhân dân chưa cụ thể, thống nhất, có sự...
LSO-Ngày 7/11/2012, Quốc hội thảo luận tại hội trường vềthực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với quyết định hành chính về đất đai. Tham gia thảo luận tại phiên họp, Đại biểu Trần Thị Hoa Sinh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn cơ bản đồng tình với báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai. Đây là lĩnh vực rất phức tạp và nhạy cảm, vì vậy cần xem xét, đánh giá cụ thể về các cơ chế chính sách, quá trình tổ chức triển khai thực hiện. Theo thống kê hiện nay có hơn 300 văn bản về lĩnh vực này, tuy nhiên việc tổ chức triển khai thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các văn bản pháp luật quy định thẩm quyền giải quyết giữa cơ quan hành chính và tòa án nhân dân chưa cụ thể, thống nhất, có sự chồng chéo, còn có các văn bản không rõ ràng về thẩm quyền; cơ chế giải quyết khiếu kiện thiếu ổn định và bất cập so với thực tiễn; việc giải quyết khiếu nại không kịp thời dẫn đến tố cáo; đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn …
Từ thực tế trên, đại biểu đã kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết về công tác này, trong đó đề cập những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân, đề xuất những giải pháp hữu hiệu để giải quyết những vụ án còn tồn đọng, đặc biệt là các vụ án đã được giải quyết hết thẩm quyền (cơ quan nhà nước cho là đúng nhưng người dân cho là không đúng và tiếp tục khiếu kiện vượt cấp); rà soát sửa đổi các quy định còn vướng mắc, bãi bỏ các văn bản trái pháp luật, đánh giá, tổng kết các văn bản hiện hành, đồng thời cần làm rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành chức năng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình triển khai thực hiện theo quy định.
Kim Vân
Ý kiến ()