Đà Nẵng: Tìm gải pháp kết nối ngân hàng và doanh nghiệp
Vừa qua, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng phối hợp với Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) tổ chức Hội thảo “Nhận diện tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam những tháng cuối năm 2012 - Cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ IFC và JICA thông qua OCB”. Đây là Hội thảo nằm trong chuỗi các Hội thảo kết nối Ngân hàng và Doanh nghiệp do OCB phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại TP. HCM, Hà Nội, Cần Thơ và Đà Nẵng. Mục tiêu chính của Hội thảo là chia sẻ và cung cấp các giải pháp vốn, giúp các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn; đồng thời kết nối ngân hàng và doanh nghiệp trong xu thế ngày một xích lại gần nhau hơn.Hội thảo có sự tham dự của các ông: Võ Minh - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP Đà Nẵng; Nguyễn Diễn – Phó Giasm đốc VCCI Đà Nẵng; Phạm Linh - Phó Tổng Giám đốc OCB và chuyên gia kinh tế Nguyễn Tất Thịnh cùng hơn 150 đại biểu đại diện...
Vừa qua, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng phối hợp với Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) tổ chức Hội thảo “Nhận diện tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam những tháng cuối năm 2012 – Cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ IFC và JICA thông qua OCB”.
Đây là Hội thảo nằm trong chuỗi các Hội thảo kết nối Ngân hàng và Doanh nghiệp do OCB phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại TP. HCM, Hà Nội, Cần Thơ và Đà Nẵng. Mục tiêu chính của Hội thảo là chia sẻ và cung cấp các giải pháp vốn, giúp các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn; đồng thời kết nối ngân hàng và doanh nghiệp trong xu thế ngày một xích lại gần nhau hơn.
Hội thảo có sự tham dự của các ông: Võ Minh – Giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP Đà Nẵng; Nguyễn Diễn – Phó Giasm đốc VCCI Đà Nẵng; Phạm Linh – Phó Tổng Giám đốc OCB và chuyên gia kinh tế Nguyễn Tất Thịnh cùng hơn 150 đại biểu đại diện cho các Hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng, doanh nghiệp tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe chuyên gia kinh tế Nguyễn Tất Thịnh thông tin tình kinh tế thế giới và trong nước; dự báo khả năng phục hồi của nền kinh tế cùng những khuyến cáo và gợi mở, giúp doanh nghiệp nhận diện tình hình, có định hướng và sự đón đầu cơ hội để phát triển…
![]() |
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Tất Thịnh trao đổi tại Hội thảo |
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Tất Thịnh cho biết: Sự khó khăn và đi xuống của các nền kinh tế đầu tàu như Mỹ, khủng hoảng và tái cơ cấu nợ công của EU, sự thụt lùi của nền kinh tế Nhật Bản, nền kinh tế khu vực ASEAN dù năng động nhưng lỏng lẻo và không chắc chắn. Trong khi đó, những vấn đề điển hình của kinh tế Việt Nam đang gặp phải là sự kinh doanh kém hiệu quả của hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước, các chính sách bất cập và làm doanh nghiệp khó dự đoán…
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Tất Thịnh: Phần lớn các doanh nghiệp trong nước đang gặp phải những vấn đề giống nhau như lượng hàng tồn kho cao và tính thanh khoản thấp, huy động vốn tăng trưởng lớn hơn mức tăng dư nợ, mức chi phí nghiệp vụ tăng nhiều hơn so với mức tăng tín dụng…
Trong khi đó, dự báo về nền kinh tế Mỹ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Tất Thịnh nhấn mạnh “Đây là nền kinh tế đầu tàu của thế giới. Với những nỗ lực của mình, nền kinh tế Mỹ có khả năng tăng trưởng từ 2,8-3% trong năm tới. Với mức tăng trưởng này, nó sẽ tạo lực đẩy cho nền kinh tế thế giới”.
Về tình hình trong nước, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Tất Thịnh, các chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ đang bắt đầu thấm vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hàng tồn kho đã giảm xuống còn 25%, nợ xấu giảm từ 12% xuống còn 7,2%, lạm phát giảm và dự kiến tháng 11, lãi suất sẽ tiếp tục giảm xuống 8%. Đây là những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam để chuẩn bị bước sang năm 2013.
Về vấn đề vốn vay, chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh cho rằng: Hệ thống ngân hàng thừa thanh khoản nhưng một bộ phận rất lớn doanh ngiệp vẫn đói vốn. Vì vậy, chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh đã nêu ra một số khuyến nghị cho cả 2 bên. Cụ thể, các doanh nghiệp cần phải thay đổi triệt để tập quán kinh doanh với chiến lược rõ ràng, mang lại giá trị gia tăng cao, cải cách sâu trong hệ thống của mình, qua đó khẳng định được năng lực của mình với đối tác. Trong khi đó, các ngân hàng cần minh bạch và xoá bỏ tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng thương mại, bỏ trần lãi suất, đa dạng hình thức cho vay, đồng thời không nên đặt nặng việc áp dụng hình thức thế chấp tài sản trong vay vốn.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Tất Thịnh cũng đề nghị Chính phủ trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh các chính sách kích cầu xã hội, cố gắng giảm thêm lãi suất huy động xuống để giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng, giảm thuế VAT, cải cách triệt để các doanh nghiệp Nhà nước.
Đồng tình với nhận định trên, ý kiến của nhiều đại biểu tại Hội thảo cho rằng, quý IV năm 2012 là thời gian rất quan trọng, là tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ngân hàng trong năm 2013. Tuy nhiên, đến nay, doanh nghiệp vẫn trong tình trạng khó khăn ở nhiều mặt, nhất là vấn đề cầu yếu dẫn đến tồn kho, thiếu vốn kinh doanh, khó khăn trong việc tiếp cận vốn bởi các quy định về tài sản đảm bảo….
Về cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ OCB, ông Phạm Linh – Phó Tổng Giám đốc OCB cho biết: “Hiện nay, với sự hợp tác và hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế có uy tín trên thế giới như IFC, BNP Paribas, JICA…OCB có nguồn vốn ổn định trung và dài hạn cung cấp đến các doanh nghiệp. Đó cũng là cơ sở đề OCB triển khai 6 sản phẩm tín dụng chủ đạo gồm: Sản phẩm cho vay các doanh nghiệp ngành nhựa, doanh nghiệp kinh doanh gạo, café, doanh nghiệp “Xanh và sạch”, doanh nghiệp có Phụ nữ là người quản lý và sản phẩm tín dụng tài trợ cho các dự án sử dụng năng lượng hiệu quả”.
![]() |
Ông Phạm Linh- Phó Tổng Giám đốc OCB phát biểu tại Hội thảo |
Ngoài ra, ông Phạm Linh cũng cho rằng, để giải quyết vấn đề về vốn, doanh nghiệp cần ưu tiên lựa chọn các đơn hàng vừa sức và cố gắng thực hiện trong thời gian sớm nhất để giảm bớt chi phí vay, liên kết doanh nghiệp, liên kết với các hiệp hội để tìm đầu ra đồng thời chủ động tìm nguồn vốn từ các đối tác nước ngoài bằng hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu.
Tại Hội thảo, đại diện lãnh đạo OCB cũng đã giới thiệu các gói sản phẩm về vốn vay ưu đãi từ Công ty Tài chính quốc tế IFC và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA thông qua Ngân hàng Phương Đông.
Theo ông Phạm Linh- Phó Tổng Giám đốc OCB thì, hiện IFC đã tăng tổng mức tài trợ vốn giá rẻ, ổn định lên 55 triệu USD và JICA tăng lên 130 tỉ đồng cho Ngân hàng Phương Đông. Nguồn vốn này sẽ dành cho các doanh nghiệp có chủ là phụ nữ, các doanh nghiệp thương mại – xuất nhập khẩu, doanh nghiệp sản xuất xanh, trong đó đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay, với mức lãi thấp hơn từ 1-2% so với lãi suất thông thường. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi.
Theo Dangcongsan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()