Ðà Nẵng, Ninh Thuận nghiên cứu, quán triệt nội dung cơ bản của Ðiều lệ Ðảng
Công ty cổ phần dệt may 29-3 Đà Nẵng mỗi năm xuất xưởng hàng may mặc đạt kim ngạch xuất khẩu gần 21 triệu USD,giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động, lương bình quân bốn triệu đồng/tháng. Ảnh: THANH LỘC Hưng Yên đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpNgày 14-2, Thành ủy Đà Nẵng và Tỉnh ủy Ninh Thuận tổ chức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt Quy định 45-QĐ/T.Ư về thi hành Điều lệ Đảng; Quyết định 46-QĐ/T.Ư về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI; Quy định 47-QĐ/T.Ư của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về những điều đảng viên không được làm. Dự hội nghị có toàn thể cán bộ chủ chốt các cơ quan, đơn vị, ban, ngành trực thuộc.Sau hội nghị này, Thành ủy Đà Nẵng và Tỉnh ủy Ninh Thuận sẽ tiếp tục triển khai nghiên cứu, quán triệt các Quy định, Quyết định trên đến các cấp ủy cơ sở, chi bộ và từng cán bộ, đảng viên trên địa bàn. Mỗi đảng bộ,...
Công ty cổ phần dệt may 29-3 Đà Nẵng mỗi năm xuất xưởng hàng may mặc đạt kim ngạch xuất khẩu gần 21 triệu USD,giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động, lương bình quân bốn triệu đồng/tháng. Ảnh: THANH LỘC |
Ngày 14-2, Thành ủy Đà Nẵng và Tỉnh ủy Ninh Thuận tổ chức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt Quy định 45-QĐ/T.Ư về thi hành Điều lệ Đảng; Quyết định 46-QĐ/T.Ư về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI; Quy định 47-QĐ/T.Ư của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về những điều đảng viên không được làm. Dự hội nghị có toàn thể cán bộ chủ chốt các cơ quan, đơn vị, ban, ngành trực thuộc.
Sau hội nghị này, Thành ủy Đà Nẵng và Tỉnh ủy Ninh Thuận sẽ tiếp tục triển khai nghiên cứu, quán triệt các Quy định, Quyết định trên đến các cấp ủy cơ sở, chi bộ và từng cán bộ, đảng viên trên địa bàn. Mỗi đảng bộ, chi bộ và từng đảng viên căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao để đề ra chương trình hành động cụ thể, sát với thực tế, thực hiện nghiêm chỉnh các Quy định, Quyết định và Hướng dẫn của Trung ương; góp phần nâng cao chất lượng đảng viên và tổ chức Đảng, củng cố và tăng cường năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của tổ chức Đảng, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng.
* Tỉnh Hưng Yên vừa ban hành đề án về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của đề án nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở ưu tiên đầu tư cho các loại cây, con có hiệu quả cao; coi phát triển nông nghiệp công nghệ cao và phát triển chăn nuôi tập trung là khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp. Phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn với ngành nghề đa dạng, tập trung vào thế mạnh của tỉnh, phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản cho sản xuất và đời sống của nông dân. Đến năm 2030, tỉnh ổn định diện tích gieo trồng lúa 64 nghìn ha, phấn đấu năng suất lúa bình quân đạt 75,5 tạ/ha, sản lượng thóc hơn 483 nghìn tấn; tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi bình quân khoảng 5%; diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 5.100 ha; tỷ lệ nông dân được đào tạo nghề đạt 85%, chuyển 90% số lao động nông thôn sang làm công nghiệp – dịch vụ; 100% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới… Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Hưng Yên triển khai các giải pháp chủ yếu: Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng quy vùng sản xuất gắn với quy hoạch công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp, khuyến khích mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết sản xuất, sản xuất gắn với hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn, gắn với phát triển đô thị theo hướng đầu tư tập trung trọng điểm. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ tiên tiến nhằm CNH, HĐH nông thôn. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn; xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế chính sách về “tam nông”; đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để phát huy các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn.
Theo Nhandan
Ý kiến ()