Đà Nẵng: Không hỗ trợ các hộ nghèo lười lao động
Chiều 6/3/2014, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu giảm nghèo TP. Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình giảm nghèo năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014.
Báo cáo tại Hội nghị cho biết, năm 2013 bằng các giải pháp đồng bộ, thiết thực của các ngành, hội, đoàn thể, địa phương đã trực tiếp trợ giúp cho 68.400 lượt hộ với 235.653 lượt người được thụ hưởng. Qua đó đã tạo điều kiện cho 7.714 hộ vươn lên thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 9,1%/tổng số hộ dân cư Thành phố từ đầu năm xuống còn 6,27; số hộ đặc biệt nghèo c òn sức lao động cũng giảm từ 2.000 hộ xuống còn 1.575 hộ.
Theo đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Đà Nẵng, kết quả trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự tích cực vào cuộc của cả hệ thống chính trị; đồng thời các cấp, các ngành từ Thành phố đến cơ sở đã tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đặc biệt là đã huy động được nhiều nguồn lực để đầu tư cho công tác giảm nghèo.
Đánh giá tại Hội nghị, nhiều đại biểu cũng cho rằng, thành tựu hết sức căn bản và quan trọng của công tác giảm nghèo năm 2013 là phần lớn người nghèo trên địa bàn Thành phố đã tiếp cận được các chính sách trợ giúp của Nhà nước, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống của người nghèo được cải thiện trên nhiều mặt, an sinh xã hội được đảm bảo.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu giảm nghèo TP. Đà Nẵng thì, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo tại Đà Nẵng cũng còn nhiều hạn chế cần nghiêm túc rút kinh nghiệm và có giải pháp khắc phục.
Ông Nguyễn Xuân Anh lưu ý, dư nợ quá hạn cho vay đối với hộ nghèo chiếm tỷ lệ còn lớn (chiếm 1,66% tổng dư nợ chương trình cho vay hộp nghèo), chủ yếu do hộ vay di dời, giải tỏa nên địa phương chưa xác định được địa chỉ để thu hồi vốn; một bộ phận lao động trẻ chưa thiết tha học nghề, định hướng nghề nghiệp còn hạn chế dẫn đến khó tìm được việc làm, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống gia đình; đa số người nghèo sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nên khó tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, trong khi đó chất lượng các dịch vụ công như cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, nước sinh hoạt… còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của người nghèo về cả số lượng cũng như chất lượng cần thiết để cải thiện đời sống và phát triển kinh tế của họ. Ngoài ra, công tác truyền thông các chính sách có liên quan ở một số nơi chưa đầy đủ; các mô hình giảm nghèo chưa nhiều, quy mô còn nhỏ, chưa có sức lan tỏa… Năm 2014, Đà Nẵng cần tập trung nguồn lực và các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo diện chính sách, hộ nghèo là hội viên Hội Cựu chiến binh, hộ đặc biệt nghèo v ươn lên thoát nghèo bền vững.
Các đại biểu dự Hội nghị |
Về nhiệm vụ năm 2014,Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu giảm nghèo TP. Đà Nẵng đề ra nhiều chỉ tiêu phấn đấu như: giảm 2,46% tỷ lệ hộ nghèo trên tổng số dân c ư (tương đương với 5.963 hộ nghèo) ; xóa 100% hộ đặc biệt nghèo, để đến cuối năm 2014, trên địa bàn Thành phố không c òn hộ đặc biệt nghèo; đ ảm bảo 100% hộ nghèo, hộ đặc biệt nghèo được tiếp cận với các nguồn lực và dịch vụ, nhất là y tế, chăm sóc sức khỏe, vốn vay để làm ăn; đảm bảo 100% hộ nghèo, đặc biệt nghèo đang ở nhà tạm có đất ở ổn định, được hỗ trợ cải thiện nhà ở và các công trình phụ trợ…
Để thực hiện đạt các chỉ tiêu trên, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu giảm nghèo TP. Đà Nẵng sẽ tập trung triển khai thực hiện 19 hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho ng ười nghèo; nhân rộng các mô h ình giảm nghèo có hiệu quả, phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh; tạo cơ hội cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực thị tr ường; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát định kỳ về mục tiêu giảm nghèo.
Ngoài ra, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu giảm nghèo TP. Đà Nẵng cũng nêu rõ quyết tâm từ năm 2014 Thành phố sẽ không thực hiện hỗ trợ các chính sách đối với những hộ nghèo l ười lao động.
Theo CPV
Ý kiến ()