Đà Nẵng: Hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu đánh bắt xa bờ
Tàu được đóng mới có tổng công suất máy chính từ 400cv đến dưới 600cv sẽ được hỗ trợ 500 triệu đồng; tàu có tổng công suất máy chính từ 600cv đến dưới 800cv mức hỗ trợ là 600 triệu đồng; tàu có tổng công suất máy chính từ 800cv trở lên mức hỗ trợ là 800 triệu đồng.Đó là mức hỗ trợ cho ngư dân đóng mới tàu cá vừa được UBND thành phố Đà Nẵng ban hành (có hiệu lực kể từ ngày ký 29/8/2012 và thời gian áp dụng được tính từ ngày 1/1/2012). Đây là chính sách mới nhất của TP nhằm khuyến khích, hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu đánh bắt hải sản và tàu làm dịch vụ khai thác hải sản xa bờ.Theo quy định của UBND thành phố Đà Nẵng, đối tượng được nhận hỗ trợ là chủ tàu cá có hộ khẩu thường trú tại TP Đà Nẵng, thực hiện đóng mới tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400cv trở lên đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động khai thác hải sản hoặc dịch vụ khai thác hải sản (không kể nghề lưới kéo)....
Tàu được đóng mới có tổng công suất máy chính từ 400cv đến dưới 600cv sẽ được hỗ trợ 500 triệu đồng; tàu có tổng công suất máy chính từ 600cv đến dưới 800cv mức hỗ trợ là 600 triệu đồng; tàu có tổng công suất máy chính từ 800cv trở lên mức hỗ trợ là 800 triệu đồng.
Đó là mức hỗ trợ cho ngư dân đóng mới tàu cá vừa được UBND thành phố Đà Nẵng ban hành ( có hiệu lực kể từ ngày ký 29/8/2012 và thời gian áp dụng được tính từ ngày 1 / 1 / 2012 ) . Đây là chính sách mới nhất của TP nhằm khuyến khích, hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu đánh bắt hải sản và tàu làm dịch vụ khai thác hải sản xa bờ .
Theo quy định của UBND thành phố Đà Nẵng, đối tượng được nhận hỗ trợ là chủ tàu cá có hộ khẩu thường trú tại TP Đà Nẵng, thực hiện đóng mới tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400cv trở lên đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động khai thác hải sản hoặc dịch vụ khai thác hải sản (không kể nghề lưới kéo ). Các chủ tàu phải cam kết đưa tàu cá vào hoạt động trong thời gian tối thiểu là 24 tháng kể từ ngày nhận được chính sách hỗ trợ lần đầu của thành phố; trường hợp chưa đảm bảo thời gian hoạt động theo cam kết (chưa đủ 24 tháng), chủ tàu muốn chuyển quyền sở hữu tàu cá cho tổ chức, cá nhân khác phải có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ kinh phí đã được hỗ trợ cho thành phố.
Ngư dân đóng mới tàu cá mới tại Thọ Quang (Quận Sơn Trà) |
UBND thành phố Đà Nẵng cũng quy định: Hồ sơ đề nghị hỗ trợ đóng mới tàu cá gồm đơn xin hỗ trợ có xác nhận của UBND phường, UBND quận nơi chủ tàu cư trú; Bản sao có công chứng các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy đăng ký kinh doanh (tàu dịch vụ), Hộ khẩu thường trú tại Đà Nẵng, Chứng minh nhân dân. Thủ tục được lập tại Chi cục Thủy sản Đà Nẵng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình UBND thành phố phê duyệt.
Kinh phí hỗ trợ sẽ được chia làm hai đợt, mỗi đợt 50% trên tổng số tiền hỗ trợ. Đợt 1 là sau khi hoàn thành thủ tục đưa tàu cá vào hoạt động và thủ tục đề nghị hỗ trợ, và đợt 2 là sau 12 tháng kể từ ngày nhận hỗ trợ lần đầu.
Ngoài ra, các tàu cá này cũng sẽ được hỗ trợ 100% lệ phí đăng kiểm tàu cá (chủ tàu cá vẫn phải nộp lệ phí đăng kiểm cho đơn vị thực hiện đăng kiểm tàu cá và nộp đầy đủ hồ sơ cho Chi cục Thủy sản Đà Nẵng để được hỗ trợ lệ phí đăng kiểm tàu cá).
Để chính sách trên được thực thi đúng đối tượng, UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị Sở Tư pháp chỉ đạo các tổ chức hành nghề Công chứng không được công chứng chuyển quyền sở hữu tàu cá đối với các chủ tàu cá đã nhận chính sách hỗ trợ của thành phố trong khoảng thời gian 2 năm theo quy định và chưa hoàn trả lại kinh phí được hỗ trợ.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()