Đà Nẵng - Dấu ấn đặc sắc về những cây cầu
Đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng quê hương (29/3/1975- 29/3/2015), Đà Nẵng chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng cầu vượt nút giao thông khác mức Ngã ba Huế. Sự kiện đánh dấu thời khắc lịch sử là góp phần quan trọng xóa "điểm đen" giao thông tại khu vực có đường sắt và đường bộ giao nhau ngay điểm nút giao thông cửa ngõ vào trung tâm thành phố. Đây cũng là cây cầu vượt 3 tầng đầu tiên tại Việt Nam.
Ý tưởng kiến trúc tổng thể của nút giao khác mức ngã ba Huế gồm trụ tháp hình parabol và vòng xuyến tròn bao quanh, hình dáng cách điệu cho biểu tượng Linga và Yoni của thần Silva (chúa tể của muôn loài), tượng trưng cho sức sống và sức sáng tạo mãnh liệt của nhân loại. Nút giao thông Ngã ba Huế là nút lập thể hình xuyến hoàn chỉnh kết hợp với cầu vượt gồm 3 tầng, tầng mặt đất cho các nhánh rẽ với đường bộ không giao với đường sắt, cầu vượt tầng 1 là vòng xuyến trên cao với các nhánh rẽ, cầu vượt tầng 2 cho các hướng ưu tiên từ Huế về Trung tâm thành phố và ngược lại. Việc hoàn thành xây dựng nút giao thông lập thể hình xuyến hoàn chỉnh Ngã Ba Huế góp phần giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, du lịch, thương mại và dịch vụ cho Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung Tây Nguyên nói chung. Đây còn là một công trình có kiến trúc đẹp, đặt tại vị trí cửa ngõ của thành phố, xứng đáng với kỳ vọng của người dân Đà Nẵng và là công trình mang tính biểu tượng của thành phố, khẳng định vị thế của thành phố Đà Nẵng là Trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
40 năm sau ngày giải phóng, thành phố trẻ Đà Nẵng bên dòng sông Hàn đã thật sự khoác lên mình chiếc áo mới với những cây cầu nối liền đôi bờ sông Hàn, những khu đô thị mới được mọc lên thay cho những khu nhà ổ chuột tr ước ngày giải phóng…
Người dân Đà Nẵng không sao quên được hai mươi lăm năm sau ngày giải phóng, tháng 3/2000 thành phố chính thức khánh thành cây cầu bắc qua sông Hàn, kết nối hai bờ vui; những chiếc đ ò ngang, đò dọc của một thời khốn khó lùi vào dĩ vãng, đánh dấu thành phố bứt phá kể từ đây. Mọi việc sẽ bình th ường, nếu như công tr ình không mang đậm dấu ấn là một công trình trong thời điểm chuyển giao thiên niên kỷ, đánh dấu thành phố đang chuyển mình mạnh mẽ và là công trình do ng ười dân thành phố đóng góp một phần tiền của. Để rồi mười lăm năm, vào tháng 3/2015 thành phố có thêm nhiều cây cầu đẹp bắc qua sông Hàn và qua các trục đường thường xuyên bị ách tắc giao thông. Điển h ình nh ư cầu Quay (xoay) là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế, thi công và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam. Hay như cầu Thuận Phước – cầu dây v õng dài nhất Việt Nam. Cây cầu nằm ở vị trí đặc biệt, nơi con sông Hàn đổ ra biển tại cửa vịnh Đà Nẵng, nối liền hai tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa – Tr ường Sa, tạo thành hệ thống tuyến giao thông liên hoàn ven biển từ hầm Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà. Tiếp theo là cầu Rồng – cây cầu đẹp và hiện đại bậc nhất hành tinh. Sở dĩ có tên cầu Rồng v ì trên cầu hiển hiện cả một con Rồng khổng lồ, có khả năng phun lửa và phun n ước. Thiết kế của cầu Rồng đ ã được Hiệp hội Cầu đường thế giới công nhận là một trong những công trình có kiến trúc độc đáo, mới lạ, tạo nên nguồn cảm hứng đặc biệt về một thành phố đang chuyển mình mạnh mẽ, là biểu t ượng mới của Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Ngoài các công tr ình trên, hầm đường bộ Hải Vân cũng là một trong Top 10 công trình và sự kiện tạo dấu ấn 40 năm của thành phố Đà Nẵng (1975 – 2015) do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam – Hội đồng Xác lập kỷ lục Việt Nam công bố. Đây là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á và là một trong 30 hầm đường bộ lớn và dài trên thế giới tại thời điểm thông xe (ngày 5/6/2005).
Tất cả các công trình trên đã tạo cho Đà Nẵng một diện mạo mới, một sức sống mới khiến ai đã một lần đến Đà Nẵng không thể nào quên. Ông Trần H ưng Đại, quê Đà Nẵng sau bao năm xa cách ở xứ người, Tết 2015 ông về thăm quê và đ ã rất ngỡ ngàng cho biết: “Sự thay đổi của quê mình nhanh và đẹp quá, đúng là thành phố của những chiếc cầu. Tôi đã đi lạc giữa lòng thành phố n ơi tôi đ ã từng sinh ra và lớn lên…”.
Đồng chí Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng khẳng định: Những thành tựu nổi bật mà Đà Nẵng đạt được là quy hoạch và quản lý quy hoạch đồng bộ, tạo diện mạo đô thị thành phố khang trang, hiện đại. Cùng với đó là hệ thống chính trị được củng cố và hoạt động ngày càng hiệu quả; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội được đổi mới, hướng về cơ sở, chăm lo khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần củng cố và làm nổi bật mối quan hệ cốt lõi giữa các c ơ quan trong hệ thống chính trị là “Đảng nói, dân tin; Mặt trận, đoàn thể vận động, dân theo; Chính quyền làm, dân ủng hộ”.
Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng cho biết: Đà Nẵng đ ã tạo nên một dấu ấn riêng của thành phố trẻ bên dòng sông Hàn… Theo đó, Đà Nẵng chọn năm 2015 là “Năm văn hóa – văn minh đô thị” để tạo nên sự phát triển toàn diện cho thành phố, nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra là xây dựng thành phố môi tr ường và phấn đấu với khẩu hiệu “Thành phố đáng sống”.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()