Ðã đến lúc thay đổi hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi
Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng trên thế giới, loại hình dịch vụ này đã có lịch sử gần 80 năm. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) mới ra đời được hơn 10 năm, là một nhân tố trong mạng lưới an toàn tài chính quốc gia.Có thể nói, chính sách BHTG đang được áp dụng ở Việt Nam đã đem lại hiệu quả nhất định trong việc củng cố niềm tin của người gửi tiền vào sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, để chính sách này có thể thật sự phát huy hiệu lực một cách tối ưu, kịp thời đáp ứng được sự phát triển đa dạng và ngày càng phức tạp của thị trường tài chính nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng, thiết nghĩ, chính sách BHTG cần được liên tục đổi mới. Trong đó, hạn mức chi trả BHTG có lẽ là vấn đề đầu tiên được người gửi tiền quan tâm, là thước đo khả năng tạo sự tín nhiệm của người gửi tiền...
|
Có thể nói, chính sách BHTG đang được áp dụng ở Việt Nam đã đem lại hiệu quả nhất định trong việc củng cố niềm tin của người gửi tiền vào sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, để chính sách này có thể thật sự phát huy hiệu lực một cách tối ưu, kịp thời đáp ứng được sự phát triển đa dạng và ngày càng phức tạp của thị trường tài chính nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng, thiết nghĩ, chính sách BHTG cần được liên tục đổi mới. Trong đó, hạn mức chi trả BHTG có lẽ là vấn đề đầu tiên được người gửi tiền quan tâm, là thước đo khả năng tạosự tín nhiệm của người gửi tiền vào hiệu quả của công cụ bảo vệ họ là BHTG. Do đó đây cũng là yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của chính sách BHTG. Trong giới hạn bài viết này, vấn đề hạn mức chi trả BHTG sẽ được đề cập, phân tích và từ đó một số giải pháp sẽ được đề xuất dựa trên đánh giá của tác giả.
Tùy theo quy định của mỗi quốc gia, hạn mức chi trả BHTG có thể là một mức tiền có giới hạn hoặc không giới hạn. Thậm chí, tùy theo tình trạng của hệ thống ngân hàng, mức độ lòng tin của người gửi tiền vào sự an toàn của hệ thống các tổ chức nhận tiền gửi, hạn mức này có thể thay đổi theo thời gian. Đặc biệt trong một số trường hợp khi có khủng hoảng xảy ra, đe dọa đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng, hạn mức này đã được chính phủ hay tổ chức BHTG một số nước điều chỉnh lên mức bảo đảm toàn bộ (tức là hạn mức chi trả không giới hạn) đối với các khoản tiền gửi để khôi phục sự tín nhiệm của người dân vào hệ thống ngân hàng đang gặp khó khăn. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009 vừa qua, cùng với một số quốc gia trên thế giới, một số nước và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Phi-li-pin, Ma-lai-xi-a, Thái-lan, Xin-ga-po, Hồng Công, Đài Loan (Trung Quốc) đều đã sử dụng biện pháp tuyên bố bảo đảm toàn bộ trong một khoảng thời gian nhất định để ngăn chặn sự đổ vỡ hàng loạt khi những thông tin xấu về cuộc khủng hoảng toàn cầu đang lan rộng.
Hãy cùng nhìn nhận lại quá trình tăng hạn mức chi trả BHTG ở Việt Nam. Từ khi thành lập BHTGVN năm 2000, hạn mức chi trả BHTG của Việt Nam đã ở mức 30 triệu đồng. Từ đó đến nay chỉ có một lần hạn mức chi trả BHTG được tăng lên mức tối đa 50 triệu đồng chomỗi người gửi tiền tại một tổ chức tham gia BHTG vào năm 2005, và hạn mức này được duy trì chođến nay. Tuy nhiên, nếu so sánh quá trình này với tình hình lạm phát của Việt Nam, thì hạn mức chi trả BHTG hiện nay đang khá là bất cập. Trước năm 2005, lạm phát ở Việt Nam được duy trì ở mức thấp, thậm chí còn có thời kỳ giảm phát, tuy nhiên từ sau năm này trở đi, lạm phát ở mức cao, cá biệt là năm 2008 (23,1%) và năm nay (2011) mới 7 tháng đầu năm mà chỉ số giá tiêu dùng đã lên đến 14,6% so với đầu năm. So sánh với tương quan tốc độ tăng trưởng GDP trong các năm thì lạm phát hiện nay đã trở nên rất cao so với thời kỳ trước năm 2005. Điều này làm giảm đáng kể giá trị đồng tiền (cụ thể đồng VND mất giá khoảng 30% so với USD từ năm 2005), khiến chohạn mức chi trả BHTG trở thành không còn phù hợp diễn biến giá cả.
Một chỉ tiêu khác cũng hết sức quan trọng để đánh giá sự hợp lý hạn mức chi trả BHTG là tỷ lệ hạn mức chi trả BHTG trên thu nhập quốc nội (GDP) bình quân đầu người. Vì khi GDP bình quân đầu người thay đổi, nó sẽ có tương quan với sự thay đổi quy mô của các khoản tiền gửi trong dân cư, chỉ số này thường được đem ra phân tích để đánh giá giá trị thực của hạn mức chi trả BHTG. Hạn mức chi trả BHTG của BHTGVN từ khi thành lập là 30 triệu đồng tương đương với 4,5 lần thu nhập quốc nội bình quân đầu người tại thời điểm năm 2002, mức này được đánh giá là mức trung bình phổ biến trên thế giới và bảo vệ được khoảng 90% số người gửi tiền ở Việt Nam tại thời điểm đó. Tuy nhiên với sự phát triển không ngừng, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng đáng kể, và đến năm 2010 đã đạt mức hơn 1.000 USD. Mặc dù hạn mức chi trả BHTG đã được điều chỉnh lên mức 50 triệu đồng như hiện nay, sự thay đổi này vẫn không theo kịp tốc độ tăng GDP bình quân đầu người. Theo Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI), hạn mức chi trả BHTG có thể cần được điều chỉnh tăng dần theo thời gian để phản ánh thu nhập quốc nội cao hơn (đặc biệt được so sánh với GDP bình quân đầu người) và tỷ lệ lạm phát gia tăng. Cả hai yếu tố này hiện nay ở Việt Nam, như đã phân tích ở trên, đều đã tăng, vì vậy nhu cầu chomột sự thay đổi theo chiều hướng tăng hạn mức chi trả BHTG tại Việt Nam đang trở thành một hiện thực khách quan.
Ngoài hai yếu tố trên, sự gia tăng không ngừng của các dịch vụ tài chính mới trong thị trường tài chính – ngân hàng cũng là một yếu tố thứ ba tác động đến giá trị thực của hạn mức chi trả BHTG. Trong một thị trường tài chính – ngân hàng tiềm năng, dân số đông, kinh tế đang phát triển, ngày càng nhiều các công cụ tài chính mới được ra đời, thay thế những công cụ truyền thống. Sản phẩm tiền gửi đang không ngừng bị cạnh tranh bởi sự ra đời và phát triển các công cụ đầu tư khác ở Việt Nam trong những năm gần đây. Lợi nhuận và những tiện ích của những sản phẩm tài chính mới khiến chotính hấp dẫn của tiền gửi bị lung lay trong một số thời điểm khi người dân có nhiều lựa chọn choviệc đầu tư, tích lũy của cải của mình. Điều này dẫn đến cần thiết phải có sự cân nhắc thay đổi hạn mức chi trả BHTG kịp thời chophù hợp tình hình hiện tại để củng cố lòng tin của người gửi tiền vào sản phẩm truyền thống này, bảo vệ tính an toàn của hệ thống ngân hàng.
Những nhận định trên đây đã chothấy việc tăng hạn mức chi trả BHTG trong tương lai gần là một điều cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa chomục tiêu cuối cùng của chính sách BHTG là củng cố lòng tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng, góp phần bảo đảm tính an toàn lành mạnh của hệ thống, việc tăng hạn mức chi trả BHTG cũng cần được cân nhắc cụ thể và chi tiết một số vấn đề sau đây:
Một là, để nâng hạn mức chi trả BHTG, trước hết cần nâng cao nguồn lực tài chính của BHTGVN vốn hiện nay đang khá nhỏ bé so với nhiệm vụ bảo vệ tiền gửi của toàn hệ thống ngân hàng (Tổng nguồn vốn của BHTGVN là 8.615 tỷ đồng tính đến ngày 15-6-2011). Tuy nhiên, để tăng năng lực tài chính của BHTGVN, cũng cần phải xét đến điều kiện cụ thể nguồn tăng này là từ phí BHTG hay từ ngân sách cấp.
Hai là, mức tăng hạn mức chi trả BHTG cần thỏa mãn nhu cầu của đại đa số người gửi tiền, vì suy chocùng, tăng hạn mức chi trả BHTG cũng để duy trì niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống các tổ chức nhận tiền gửi.
Ba là, mức tăng hạn mức chi trả BHTG cũng cần phải xét đến rủi ro đạo đức của các tổ chức nhận tiền gửi. Rủi ro đạo đức này sẽ có nguy cơ gia tăng khi hạn mức chi trả cao, vô hình trung khuyến khích các tổ chức này sử dụng tiền gửi vào những dự án có rủi ro cao để theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, vì họ đã yên tâm có sự bảo vệ cần thiết khi đổ vỡ chẳng may xảy ra.
Theo Nhandan
Ý kiến ()