LSO-Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, tạo điều kiện giúp đỡ của chính quyền địa phương, phong trào “Cựu chiến binh (CCB) giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” của Hội CCB tỉnh đã phát triển toàn diện, có chiều sâu, chất lượng và hiệu quả. Sau 5 năm thực hiện, phong trào này đã tạo được một bước chuyển biến mới về nhận thức, tư tưởng, động viên cán bộ, hội viên CCB đoàn kết, quyết tâm vươn lên trong lao động sản xuất. Ông Dương Thời Giang, CCB huyện Bắc Sơn thăm vườn cây ăn quảKhông cam chịu đói nghèoNăm 2007, toàn tỉnh có 3.781 hộ CCB nằm trong diện hộ nghèo (chiếm 14,32%). Nguyên nhân chủ yếu gây ra đói nghèo là phần lớn CCB ở nông thôn, miền núi, không có lương hưu hoặc trợ cấp xã hội, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp lại không có vốn, thiếu kinh nghiệm, kiến thức khoa học kỹ thuật… Nhiều người thực sự lúng túng trong việc chọn hướng làm ăn. Trước tình hình đó, từ năm 2007, các cấp hội đã đẩy mạnh phong trào CCB...
LSO-Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, tạo điều kiện giúp đỡ của chính quyền địa phương, phong trào “Cựu chiến binh (CCB) giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” của Hội CCB tỉnh đã phát triển toàn diện, có chiều sâu, chất lượng và hiệu quả. Sau 5 năm thực hiện, phong trào này đã tạo được một bước chuyển biến mới về nhận thức, tư tưởng, động viên cán bộ, hội viên CCB đoàn kết, quyết tâm vươn lên trong lao động sản xuất.
|
Ông Dương Thời Giang, CCB huyện Bắc Sơn thăm vườn cây ăn quả |
Không cam chịu đói nghèo
Năm 2007, toàn tỉnh có 3.781 hộ CCB nằm trong diện hộ nghèo (chiếm 14,32%). Nguyên nhân chủ yếu gây ra đói nghèo là phần lớn CCB ở nông thôn, miền núi, không có lương hưu hoặc trợ cấp xã hội, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp lại không có vốn, thiếu kinh nghiệm, kiến thức khoa học kỹ thuật… Nhiều người thực sự lúng túng trong việc chọn hướng làm ăn. Trước tình hình đó, từ năm 2007, các cấp hội đã đẩy mạnh phong trào CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi bằng nhiều nội dung, hình thức thiết thực. Ban chấp hành tỉnh hội đã chỉ đạo hội CCB các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, giảm nghèo phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Đồng thời thường xuyên kiểm tra đôn đốc, nắm tình hình, tìm ra nguyên nhân những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để kịp thời hỗ trợ.
Để giải quyết nhu cầu về vốn, các cấp hội đã phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội trong việc tín chấp vay vốn, hỗ trợ cho hội viên phát triển sản xuất, tạo việc làm. Hiện nay, toàn tỉnh có 283 tổ tiết kiệm vay vốn với tổng số dư nợ hơn 131 tỷ đồng (đầu năm 2007 chỉ có 31,6 tỷ đồng) cho trên 7.200 hộ được vay. Trung ương Hội CCB Việt Nam và UBND tỉnh còn giao cho Hội CCB tỉnh quản lý 610 triệu đồng để giải quyết việc làm. Ngoài ra, hội còn vay từ các tổ chức tín dụng khác được hơn 1,6 tỷ đồng cho 248 hộ vay, tạo việc làm cho hơn 310 lao động. Cùng với đó, hội còn vận động hội viên đóng góp quỹ hội, cho nhau vay sản xuất kinh doanh không lấy lãi hoặc lãi suất thấp. Hiện nay, tổng số dư quỹ hội đạt hơn 3,86 tỷ đồng (bình quân 119 nghìn đồng/hội viên). Đi đôi với việc hỗ trợ vốn, các cấp hội CCB còn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể mở các lớp tập huấn xóa đói giảm nghèo, nâng cao kiến thức vay vốn, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho cán bộ, hội viên. Từ 2007 đến nay đã tổ chức được 401 lớp, thu hút gần 8.800 lượt người tham dự.
Vươn lên làm giàu
Khi đã có vốn, kiến thức khoa học kỹ thuật cần thiết, nhiều hội viên đã mạnh dạn tận dụng thế mạnh của địa phương để đầu tư, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, đưa những giống có giá trị kinh tế cao vào sản xuất để tăng thu nhập, như: chuyển từ trồng lúa kém hiệu quả trên đất ruộng sang trồng mầu với các loại cây có giá trị kinh tế lớn; từ nuôi gà, lợn thịt đơn thuần sang nuôi gà thả vườn với số lượng lớn, nuôi lợn rừng, nhím sinh sản, ba ba, tắc kè, dế, hươu… Ngày càng có thêm nhiều mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả, thu nhập mỗi năm đạt từ 70 triệu đồng đến vài tỷ đồng. Năm 2007 chỉ có 219 mô hình, đến nay đã phát triển được 631 mô hình với nhiều hình thức đa dạng phong phú.
Từ phong trào, nhiều tấm gương CCB tiêu biểu làm kinh tế giỏi đã xuất hiện và được nhân rộng. Điển hình là ông Nguyễn Thanh Vân, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty Vật tư nông nghiệp; Bà Nguyễn Thị Huệ (huyện Hữu Lũng) chăn nuôi gà công nghiệp thương phẩm, thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/năm; ông Nông Văn Mậu (huyện Tràng Định) trồng rừng với gần 400 ha keo và bạch đàn, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động ở địa phương…
Ông Nguyễn Ngọc Hinh, Chủ tịch Hội CCB tỉnh cho biết, sau 5 năm nỗ lực thực hiện phong trào, các cán bộ, hội viên CCB đã đoàn kết, phát huy phẩm chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, quyết tâm vượt lên mọi khó khăn, không cam chịu đói nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm, từ 14,32% (năm 2007) xuống còn 6,19% (năm 2010). Năm 2011, toàn tỉnh có 19,6% hộ CCB nghèo (theo tiêu chí mới). Số hộ CCB có mức sống khá và giàu đạt 49,52%. Hầu hết các gia đình CCB đều có nhà kiên cố, các phương tiện nghe nhìn, đi lại. Ngoài ra, các cấp hội còn vận động hội viên hiến 2.130 mét vuông đất; làm được 142,7 km đường giao thông nông thôn; 80 km mương và 5 đập thủy lợi nhỏ; 2 nhà văn hóa thôn; ủng hộ quỹ vì người nghèo, khuyến học… được trên 2,68 tỷ đồng.
Ngọc Hiếu
Ý kiến ()