Cuối tuần, Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa, trời chuyển mát
* Mưa đá và lốc xoáy ở Lào Cai, Quảng Ngãi* Nam Định, Phú Thọ công bố dịch lợn tai xanhTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư: Hôm nay, bộ phận không khí lạnh ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh Bắc Bộ, sau đó sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Trung Bộ.Do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp, nên ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, trong cơn dông cần đề phòng có tố lốc và gió giật mạnh; gió chuyển hướng đông bắc trong đất liền mạnh cấp 2 - 3, vùng ven biển cấp 3 - 4. Ở Vịnh Bắc Bộ có mưa dông mạnh, gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.Khoảng 1 giờ đêm 20-4, một trận mưa đá lớn và dông đã xảy ra trên địa bàn hai huyện Bảo Thắng và Bảo Yên, Lào Cai. Trận mưa đá làm hư hại 2.214 nhà ở của người dân (trong đó có 70% bị hư hại nặng), một trường học và một...
* Mưa đá và lốc xoáy ở Lào Cai, Quảng Ngãi
* Nam Định, Phú Thọ công bố dịch lợn tai xanh
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư: Hôm nay, bộ phận không khí lạnh ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh Bắc Bộ, sau đó sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp, nên ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, trong cơn dông cần đề phòng có tố lốc và gió giật mạnh; gió chuyển hướng đông bắc trong đất liền mạnh cấp 2 – 3, vùng ven biển cấp 3 – 4. Ở Vịnh Bắc Bộ có mưa dông mạnh, gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.
Khoảng 1 giờ đêm 20-4, một trận mưa đá lớn và dông đã xảy ra trên địa bàn hai huyện Bảo Thắng và Bảo Yên, Lào Cai. Trận mưa đá làm hư hại 2.214 nhà ở của người dân (trong đó có 70% bị hư hại nặng), một trường học và một trạm y tế, hơn 100 ha lúa và hoa màu bị dập nát, gần 200 ha cây ăn quả bị rụng trái non. Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh phối hợp chính quyền các địa phương rà soát, thống kê thiệt hại; cung ứng tấm lợp và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định sản xuất và đời sống.
Trước đó, trên địa bàn huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi cũng xảy ra lốc xoáy vào chiều 18-4, gây thiệt hại nặng cho hàng trăm hộ dân thuộc xã vùng cao Ba Vì làm ba người bị thương, hai nhà dân và một trường mầm non bị sập hoàn toàn; 112 ngôi nhà bị tốc mái và sập một phần; 10 ha keo và lúa, hoa màu sắp đến kỳ thu hoạch bị ngã đổ. Các lực lượng quân đội, công an, thanh niên đã khẩn trương giúp dân thu dọn cây cối bị ngã đổ, lợp lại những nhà bị tốc mái, nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Ngày 19-4, tỉnh Nam Định đã công bố dịch lợn tai xanh tại xã Yên Khánh, huyện Ý Yên. Chi cục Thú y tỉnh tổ chức bao vây dập dịch, thành lập bốn chốt gác kiểm dịch và một đội lưu động đi kiểm tra, xử lý. Cục Thú y Trung ương đã cấp cho Nam Định 20 nghìn liều vắc-xin tai xanh để tiêm ngay cho lợn vùng dịch. Đến nay, đã tiến hành tiêm phòng cho khoảng 2.000 con lợn ở 14 thôn của xã Yên Khánh.
Tỉnh Bắc Ninh đã khống chế thành công ba ổ dịch cúm gia cầm tại các xã của các huyện Yên Phong, Quế Võ và thành phố Bắc Ninh, bùng phát ngày 17-2 vừa qua. Toàn bộ số gia cầm bị nhiễm bệnh được tiêu hủy, khu chăn nuôi của các hộ gia đình có gia cầm bị nhiễm dịch cúm và đường làng, ngõ xóm được khử trùng, tiêu độc bằng hóa chất.
Tỉnh Hải Dương có gần 500 ha lúa chiêm xuân bị nhiễm bệnh đạo ôn, có hàng chục ha bị nhiễm nặng, xuất hiện ở các huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ, Thanh Hà và Thanh Miện… tỷ lệ bệnh trung bình từ 10% đến 15%, nơi cao lên đến 40%, đã có nhiều ổ lụi gây mất năng suất lúa. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo nông dân cần kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phun thuốc phòng trừ.
Tỉnh Cần Thơ đã có 60% diện tích đất sản xuất lúa, nuôi thủy sản theo chuẩn an toàn, sạch bệnh. Kết quả này có được nhờ địa phương đã hoàn thiện hệ thống thủy lợi tạo nguồn, ngăn lũ, bảo đảm tưới tiêu cho 85% diện tích đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, Cần Thơ còn đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp chất lượng cao với mô hình chuyên canh, đa canh bền vững, thực hiện ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn, tạo giống nông nghiệp, cơ giới hóa sau thu hoạch.
Ngày 20-4, UBND tỉnh Phú Thọ công bố dịch lợn tai xanh trên địa bàn thị trấn Thanh Thủy (huyện Thanh Thủy) và xã Thạch Khoán (huyện Thanh Sơn).
UBND tỉnh giao UBND các huyện và các xã vùng bị dịch thực hiện khẩn cấp các biện pháp phòng, chống và dập dịch bệnh lợn tai xanh; tiêu hủy số lợn ốm, lợn chết mắc bệnh, khoanh vùng, lập chốt kiểm soát không cho vận chuyển lợn bệnh, sản phẩm của lợn mắc bệnh ra ngoài ổ dịch; tổ chức vệ sinh khử trùng triệt để môi trường và triển khai tiêm phòng vắc-xin tai xanh cho đàn lợn tại ổ dịch, vùng đệm, vùng bị dịch uy hiếp. Ngành nông nghiệp bảo đảm vật tư (hóa chất, vắc-xin tai xanh) phục vụ công tác tiêm phòng, bao vây, khử trùng tiêu độc tại ổ dịch, vùng đệm, vùng bị dịch uy hiếp.
Theo Nhandan
Ý kiến ()