Cuộc sống mới ở những vùng căn cứ Cách mạng Tây Nguyên
Được sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, những người dân ở Tây Nguyên đã vượt qua đói nghèo và từng bước xây dựng cuộc sống no đủ. Những ngày Tháng Tám lịch sử này, chúng tôi tới các vùng căn cứ cách mạng ở Tây Nguyên, nghe già làng kể lại những đổi thay của vùng đất từng chịu nhiều bom đạn của giặc thù.Nhờ được đầu tư xây dựng các công trình nước sạch, điều kiện sinh hoạt của người dân xã Cư Pui, huyện Krông Bông (Đác Lắc) được cải thiện đáng kể. Cụ Adrơng Y Nhiên, dân tộc Gia Rai, ở buôn Tring, xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo (Đác Lắc) kể: Mình theo cách mạng năm 1946, lúc đó buôn làng này nghèo lắm, cả làng không có ngôi nhà nào ra trò, không ai được đi học, mà có trường đâu mà đi học, nhân dân nghèo khổ lắm. Đồng bào Gia Rai làng này nghe theo cách mạng, từ ngày đất nước được giải phóng, đã thay đổi cách nghĩ, cách làm kinh tế. Nhà nước giúp đỡ từng tý một. Không có giống, vật tư sản xuất, Nhà nước giúp hoặc...
Được sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, những người dân ở Tây Nguyên đã vượt qua đói nghèo và từng bước xây dựng cuộc sống no đủ. Những ngày Tháng Tám lịch sử này, chúng tôi tới các vùng căn cứ cách mạng ở Tây Nguyên, nghe già làng kể lại những đổi thay của vùng đất từng chịu nhiều bom đạn của giặc thù.
Nhờ được đầu tư xây dựng các công trình nước sạch, điều kiện sinh hoạt của người dân xã Cư Pui, huyện Krông Bông (Đác Lắc) được cải thiện đáng kể.
Cụ Adrơng Y Nhiên, dân tộc Gia Rai, ở buôn Tring, xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo (Đác Lắc) kể: Mình theo cách mạng năm 1946, lúc đó buôn làng này nghèo lắm, cả làng không có ngôi nhà nào ra trò, không ai được đi học, mà có trường đâu mà đi học, nhân dân nghèo khổ lắm. Đồng bào Gia Rai làng này nghe theo cách mạng, từ ngày đất nước được giải phóng, đã thay đổi cách nghĩ, cách làm kinh tế. Nhà nước giúp đỡ từng tý một. Không có giống, vật tư sản xuất, Nhà nước giúp hoặc cho vay, chưa biết làm ruộng thì cán bộ khuyến nông đến tận nơi chỉ bảo… Qua đó, cả xã Ea H’leo cùng bảo ban nhau làm ăn và cuộc sống cứ khá dần lên. Hôm nay nhiều gia đình thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm là chuyện thường. Bộ mặt nông thôn Ea H’leo nay đã khác xưa. Hầu hết người dân có cuộc sống ổn định, nhà nào cũng có xe máy, công cụ sản xuất đắt tiền. Già làng H’Ri mời chúng tôi ngồi và khi nhấp gần cạn tách trà nóng trên tay, già chậm rãi kể: Sinh ra và lớn lên ở Đác Lắc này, chứng kiến bao biến động của thời cuộc, thời kháng chiến chống thực dân Pháp có, đánh đuổi đế quốc Mỹ có. Đất nước thống nhất, Đảng chăm lo xây dựng đời sống cho đồng bào, xây dựng lại vườn nhà, thay đổi cách nghĩ, cách làm trên nương rẫy. Cán bộ về từng nhà, ra từng mảnh vườn tìm hiểu và hướng dẫn bà con trồng lúa nước, cà-phê. Nhà nào nghèo thì Nhà nước cho vay vốn, vật tư sản xuất… Nay buôn Alê B đã thay đổi. Đường trong buôn được láng nhựa, tất cả gia đình đều có điện. Không có trẻ em nào trong buôn không được tới trường. Không những thế, có cháu học tận thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… Buôn Alê A, với hơn 1.800 nhân khẩu, trước đây đường đi của buôn khi nắng thì trời đầy bụi, khi mưa thì mọi người phải mang ủng để đi lại, con em không có áo mới mà mặc. Vậy mà giờ bà con có việc làm ổn định và buôn được công nhận là buôn văn hóa từ những năm 90 của thế kỷ 20. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất, đồng bào buôn Alê A còn được Nhà nước đầu tư phát triển văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Ê Đê.
Theo Nhandan
Ý kiến ()