Cuộc sống mới của đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng
Trở lại huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng) rồi đi thăm các xã Vĩnh Phước, Vĩnh Tân, Lai Hòa..., nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, chúng tôi thấy niềm vui được mùa tôm, hành tím... hiện rõ trên từng khuôn mặt người dân nơi đây.Đường vào các phum, sóc không còn sình lầy như trước mà đã được trải bê-tông, đi lại dễ dàng trong cả hai mùa mưa nắng. Điện lưới quốc gia cũng được kéo về làm bừng sáng một làng quê vốn trước kia còn nhiều khó khăn. Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Châu Cang Văn Hồng phấn khởi cho biết: Từ năm 2005 đến nay, Vĩnh Châu được tỉnh Sóc Trăng đầu tư hàng chục tỷ đồng để phối hợp với các nhà khoa học, ngành nông nghiệp đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật như trồng lúa cao sản năng suất cao, trồng màu màng phủ, nuôi tôm sú, trồng vú sữa Lò Rèn, nuôi bò lai Sind... Qua những mô hình này, nhiều nông dân Khmer đã trở thành điển hình sản xuất giỏi. Chú Thạch Hên, ở ấp Prây-ChópA, xã Lai Hòa là một người trong...
Đường vào các phum, sóc không còn sình lầy như trước mà đã được trải bê-tông, đi lại dễ dàng trong cả hai mùa mưa nắng. Điện lưới quốc gia cũng được kéo về làm bừng sáng một làng quê vốn trước kia còn nhiều khó khăn. Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Châu Cang Văn Hồng phấn khởi cho biết: Từ năm 2005 đến nay, Vĩnh Châu được tỉnh Sóc Trăng đầu tư hàng chục tỷ đồng để phối hợp với các nhà khoa học, ngành nông nghiệp đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật như trồng lúa cao sản năng suất cao, trồng màu màng phủ, nuôi tôm sú, trồng vú sữa Lò Rèn, nuôi bò lai Sind… Qua những mô hình này, nhiều nông dân Khmer đã trở thành điển hình sản xuất giỏi. Chú Thạch Hên, ở ấp Prây-ChópA, xã Lai Hòa là một người trong số đó. Hôm chúng tôi đến thăm, chú Hên xúc động, kể: 'Ngày trước nghèo lắm, gia đình chỉ có sáu công đất ruộng, lại thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, nên cái nghèo cứ đeo bám mãi. Mỗi bữa ăn đều phải độn khoai. Con em chẳng đứa nào được đi học'. Mấy năm gần đây, nhờ chính quyền địa phương hỗ trợ vốn, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, chú trọng cải tạo đất nuôi tôm sú. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình thu lợi khoảng 30 triệu đồng. Còn chị Sơn Hồng Lan, ở ấp Xẻo Me, xã Vĩnh Phước cho biết, gia đình chị lúc mới ra riêng chỉ có vài công đất, không vốn sản xuất, làm ruộng mãi vẫn không dư dả gì; năm 2004, chị bắt đầu lập vườn và được ngân hàng cho vay 10 triệu đồng. Vừa làm vừa học hỏi, áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, trong vườn trồng vú sữa, xoài… dưới ao thả cá các loại, thực hiện áp dụng mô hình VAC khép kín. Hiện nay, gia đình chị đã mua thêm được 20 công vườn, mỗi năm thu hoạch gần 40 triệu đồng. Không chỉ có gia đình chú Hên, chị Lan mà nhiều hộ nông dân người dân tộc Khmer khác ở Vĩnh Châu phát triển nhiều mô hình làm ăn mới, cuộc sống trở nên khấm khá hơn. 80 hộ xã viên người dân tộc Khmer ở HTX Muối – Atemia xã Vĩnh Phước, mỗi năm có mức thu nhập bình quân 25 triệu đồng/xã viên. Ở xã Vĩnh Tân, hợp tác xã nuôi tôm sú thành lập năm 2003, cũng cho thu nhập 40 triệu đồng/hộ/vụ. Nhờ vậy, chỉ riêng năm 2009, huyện Vĩnh Châu có gần 2.600 hộ thoát nghèo, trong đó phần lớn là hộ đồng bào dân tộc Khmer.
Không chỉ ở Vĩnh Châu mà ở một số nơi chúng tôi có dịp ghé qua, cuộc sống của đồng bào Khmer đã có nhiều khởi sắc. Tại xã Tài Văn, huyện Trần Đề, có một HTX nông nghiệp chuyên nuôi bò sữa mang tên EVERGOWTH, có 262 xã viên, đều là đồng bào dân tộc Khmer nuôi hơn 2.000 con bò sữa. Bình quân mỗi con bò sữa cho lợi nhuận ba triệu đồng/năm. Nhờ vậy mà các hộ xã viên đều thoát nghèo. Như hộ chị Danh Thị Sết, ở ấp Chắc Tưng ngoài việc nhận khoán nuôi bốn con bò sữa cho HTX, năm 2006 chị và hàng trăm bà con khác trong ấp được Nhà nước hỗ trợ cho vay 10 triệu đồng/hộ chăn nuôi hai con bò sinh sản. Qua bốn năm chăn nuôi, chị Sết đã hoàn lại nguồn vốn vay và hiện đã có đàn bò sáu con. Kể từ đó, gia đình chị từng bước khá lên, có tiền dư chị mua 20 công đất trồng cỏ để phát triển đàn bò.
Ở các xã Tham Đôn, Đại Tâm, Thạnh Phú, Thạnh Qưới… của huyện Mỹ Xuyên, nhiều hộ đồng bào dân tộc Khmer đã vượt qua đói nghèo và đang vươn lên khá giả, nhà cửa khang trang, tiện nghi sinh hoạt khá đầy đủ, con em được học hành chu đáo. Đánh giá về những thành tựu kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng, đồng chí Dương Sà Kha, Trưởng ban Dân tộc tỉnh, cho biết: Những năm qua, Đảng bộ và chính quyền các cấp đã tập trung các nguồn lực, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc Khmer, như: đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; triển khai thực hiện tốt các Chương trình 135, 134, Quyết định 74, các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất, chính sách trợ giá, trợ cước và các chương trình, dự án khác của Chính phủ. Trong năm 2009, tỉnh Sóc Trăng đã đầu tư, kéo điện về cho 4.158 hộ dân Khmer; chọn 4/10 xã, phường điểm có đông đồng bào dân tộc để triển khai đề án xây dựng nông thôn mới. Nhiều công trình, dự án trọng điểm cũng được đầu tư xây dựng ở những địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer, như Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1, Bệnh viện Sản nhi… Hiện nay, toàn tỉnh có 15/54 xã đặc biệt khó khăn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135. Các xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đều có trường trung học cơ sở, trạm y tế và đường ô-tô đến trung tâm xã; 78,86% hộ dân tộc Khmer có nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 68% hộ có điện sử dụng.
Từ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ của cộng đồng cùng sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của đồng bào dân tộc Khmer nên cuộc sống của đồng bào không ngừng được cải thiện, nâng lên. Tỷ lệ hộ đồng bào Khmer nghèo giảm khá nhanh, từ 42,92% năm 2001 (theo tiêu chí cũ) xuống còn 23,05% năm 2009 (theo tiêu chí mới).
Điều đáng mừng là hiện nay ở nhiều địa phương vùng đồng bào dân tộc Khmer xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương điển hình không trông chờ vào sự ưu đãi của Nhà nước để hưởng lợi, mà luôn nêu cao ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực thoát cảnh đói nghèo và vươn lên làm giàu cho bản thân và gia đình. Đó là nguồn nội lực mới của tỉnh Sóc Trăng.
Theo Nhandan
Ý kiến ()