Cuộc khủng hoảng tại Ma-li leo thang
Theo Roi-tơ, ngày 27-9, Ma-li tiếp tục bị chia rẽ nghiêm trọng sau cuộc khủng hoảng bùng phát hồi tháng 3 vừa qua, khi các binh sĩ nổi loạn lật đổ Tổng thống được bầu T.Tu-rê.Mặc dù người đứng đầu phe đảo chính A.Xa-nô-gô đã trao lại quyền lực cho một chính quyền chuyển tiếp nhưng Ma-li vẫn không thể bầu được nhà lãnh đạo tương lai của đất nước vì các bên liên quan không thống nhất được những chính sách chủ chốt. Trong khi đó, lực lượng ly khai người Tua-rếch đã mở rộng kiểm soát các tỉnh sa mạc ở miền bắc, tuyên bố ly khai và áp đặt Luật Hồi giáo sa-ri-a tại khu vực chiếm đóng này.Ma-li đã gửi thư đề nghị LHQ cử một lực lượng quân đội quốc tế giúp giành lại lãnh thổ từ tay các phiến quân Hồi giáo.Trong một diễn biến liên quan, các nước thành viên Đại hội đồng LHQ vẫn chia rẽ sâu sắc trong việc tìm biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ma-li. Trong khi Pháp và một số quốc gia láng giềng của Ma-li ủng hộ một giải pháp can thiệp quân...
Mặc dù người đứng đầu phe đảo chính A.Xa-nô-gô đã trao lại quyền lực cho một chính quyền chuyển tiếp nhưng Ma-li vẫn không thể bầu được nhà lãnh đạo tương lai của đất nước vì các bên liên quan không thống nhất được những chính sách chủ chốt. Trong khi đó, lực lượng ly khai người Tua-rếch đã mở rộng kiểm soát các tỉnh sa mạc ở miền bắc, tuyên bố ly khai và áp đặt Luật Hồi giáo sa-ri-a tại khu vực chiếm đóng này.
Ma-li đã gửi thư đề nghị LHQ cử một lực lượng quân đội quốc tế giúp giành lại lãnh thổ từ tay các phiến quân Hồi giáo.
Trong một diễn biến liên quan, các nước thành viên Đại hội đồng LHQ vẫn chia rẽ sâu sắc trong việc tìm biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ma-li. Trong khi Pháp và một số quốc gia láng giềng của Ma-li ủng hộ một giải pháp can thiệp quân sự thì Mỹ cho rằng trước hết cần bầu một chính phủ mới để chấm dứt khủng hoảng ở quốc gia Tây Phi này. Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun bày tỏ thận trọng về việc can thiệp quân sự tại miền bắc Ma-li vì có thể dẫn đến những hậu quả nhân đạo nghiêm trọng.
* Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun kêu gọi hỗ trợ quốc tế khẩn cấp cho người dân và các chính phủ khu vực Xa-hen châu Phi, đồng thời cảnh báo khu vực này đang ở giai đoạn nguy hiểm với 18 triệu người bị ảnh hưởng do khủng hoảng lương thực nghiêm trọng.
Theo Nhandan

Ý kiến ()