Cuộc họp Đại hội đồng an ninh Châu Á - Thái Bình Dương (CSCAP) lần thứ 8 với chủ đề “Những nguy cơ và thách thức: Liệu cấutrúc an ninh khu vực mới có hữu ích” do Học viện Ngoại giao Bộ Ngoại giao tổ chức sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 21 - 22/11/2011.Cuộc họp của Nhóm nghiên cứu về an ninh nguồn nước được tổ chức tại Hà Nộitháng 3-2011 Đây là lần đầu tiên cuộc họp CSCAP được tổ chức tại Việt Nam với sự tham dự của hơn 150 đại biểu quốc tế, 30 Đoàn ngoại giao tại Hà Nội và trên 100 đại biểu trong nước trong đó có nhiều quan chức cao cấp cùng đông đảo các học giả, chuyên gia hàng đầu ở khu vực.Đại hội đồng CSCAP lần thứ 8 sẽ đánh giá ý nghĩa của cấutrúc an ninh mới đối với các thách thức an ninh lớn mà khu vực phải đối mặt hiện nay. Dự kiến nội dung các vấn đề thảo luận chính tại cuộc họp CSCAP bao gồm: (i) Phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; (ii) Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử khu...
Cuộc họp Đại hội đồng an ninh Châu Á – Thái Bình Dương (CSCAP) lần thứ 8 với chủ đề “Những nguy cơ và thách thức: Liệu cấutrúc an ninh khu vực mới có hữu ích” do Học viện Ngoại giao Bộ Ngoại giao tổ chức sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 21 – 22/11/2011.
|
Cuộc họp của Nhóm nghiên cứu về an ninh nguồn nước được tổ chức tại Hà Nội tháng 3-2011 |
Đây là lần đầu tiên cuộc họp CSCAP được tổ chức tại Việt Nam với sự tham dự của hơn 150 đại biểu quốc tế, 30 Đoàn ngoại giao tại Hà Nội và trên 100 đại biểu trong nước trong đó có nhiều quan chức cao cấp cùng đông đảo các học giả, chuyên gia hàng đầu ở khu vực.
Đại hội đồng CSCAP lần thứ 8 sẽ đánh giá ý nghĩa của cấutrúc an ninh mới đối với các thách thức an ninh lớn mà khu vực phải đối mặt hiện nay.
Dự kiến nội dung các vấn đề thảo luận chính tại cuộc họp CSCAP bao gồm: (i) Phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; (ii) Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử khu vực; (iii) Bảo vệ an ninh nguồn nước; (iv) Hiện đại hóa hải quân (v) An ninh Bán đảo Triều Tiên; (vi) Các quan điểm khác nhau về Trách nhiệm bảo vệ; (vii) An ninh mạng. Ngoài ra, cuộc họp sẽ có một phiên tổng kết đánh giá hiệu quả cấu trúc an ninh khu vực trong việc ứng phó với các thách thúc an ninh nói trên.
Hội đồng hợp tác an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (CSCAP) được thành lập vào ngày 8 tháng 6 năm 1993 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Đây là một cấu trúc khu vực mang tính phi chính phủ nhằm thúc đẩy xây dựng lòng tin cũng như an ninh khu vực thông qua đối thoại, tham vấn và hợp tác.
CSCAP hiện gồm 21 thành viên chính thức gồm có 8 nước ASEAN (trừ Lào và Myanmar), Mỹ, EU, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Mông Cổ, Ấn Độ, Canada, Úc New Zealand, Papua New Guinea và Viện nghiên cứu và phân tích Quốc phòng Ấn Độ là thành viên liên kết.
Các hoạt động của CSCAP được hướng dẫn bởi Ban chỉ đạo bao gồm các đại diện của Uỷ ban thành viên cấp cao lập tại mỗi quốc gia thành viên. Ban chỉ đạo CSCAP họp thường kì 2 lần một năm tại Kuala Lumpur vào tháng 6 và tại một nước thành viên khác vào tháng 11 hoặc 12. Ban chỉ đạo được đồng chủ trì bởi 1 thành viên từ Uỷ ban thành viên các nước ASEAN và một từ Uỷ ban thành viên các nước không thuộc ASEAN… Hiện nay, đồng chủ tịch là Tiến sĩ Dalchoong Kim đến từ CSCAP Hàn Quốc và ngài Kwa Chong Guam từ CSCAP Singapore.
Ban chỉ đạo được một Ban thư kí hỗ trợ, Uỷ ban này hiện được đặt tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia.
Các hoạt động của CSCAP chủ yếu thông qua hai cơ cấu cơ bản là Nhóm nghiên cứu và Nhóm chuyên gia. Hai nhóm này tổ chức các diễn đàn đa phương nhằm xây dựng sự đồng thuận trong khu vực, giải quyết các vấn đề nảy sinh và nghiên cứu những vấn đề nhạy cảm trong các đối thoại chính thức.
Nhóm nghiên cứu thường họp hai lần trong năm để hoạch định các chính sách trong mỗi cuộc họp, sau đó bổ sung và đưa ra bản báo cáo, chỉ ra những tác động của các chính sách có tính thực tiễn cao trước khi trình lên Kênh 1 (chính thức).
Nhóm nghiên cứu CSCAP hỗ trợ và bổ sung các tài liệu nghiên cứu cũng như phân tích cho các diễn đànđa phương như diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), một diễn đàn trao đổi ở cấp Bộ trưởng ngoại giao với sự tham vấn của Bộ Quốc phòng để đối thoại các vấn đề an ninh ở Châu Á – Thái Bình Dương. Hiện nay, có 4 nhóm nghiên cứu đang hoạt động là:
1. Nhóm nghiên cứu về an ninh mạng như một chiến lược trọng tâm để đảm bảo cho không gian mạng ở Châu Á – Thái Bình Dương
Đồng chủ tịch: CSCAP Úc, CSCAP Ấn Độ, CSCAP Malayxia và CSCAP Singapore
2. Nhóm nghiên cứu an ninh nguồn nước khu vực Đông Nam Á,
Đồng chủ tịch: CSCAP Campuchia, CSCAP Nhật Bản, CSCAP Thái Lan và CSCAP Việt Nam.
3. Nhóm nghiên cứu về điều hành an ninh đa phương tại Đông Bắc Á/Bắc Thái Bình Dương,
Đồng chủ tịch: CSCAP Nhật Bản, CSCAP Hàn Quốc và CSCAP Trung Quốc
4. Nhóm nghiên cứu về ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Châu Á – Thái Bình Dương.
Đồng chủ tịch: CSCAP Mỹ và CSCAP Việt Nam
Việt Nam tham gia đầy đủ vào CSCAP từ tháng 12 năm 1996. Tại Việt Nam, Học viện Ngoại giao là thành viên đại diện của Việt Nam trong CSCAP. Trong thời gian qua Việt Nam đã tăng cường hoạt động trong CSCAP, cùng các nước ASEAN khác đấu tranh bảo vệ quan điểm của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, đồng thời từng bước chủ động đưa ra thảo luận các vấn đề an ninh trực tiếp liên quan tới Việt Nam như an ninh dàn khoan dầu, an ninh nguồn nước qua đó thúc đẩy đối thoại và hợp tác khu vực trong các lĩnh vực đó.
Hiện nay, Việt Nam là đồng chủ tịch của 2 nhóm nghiên cứu là Nhóm nghiên cứu an ninh nguồn nước khu vực Đông Nam Á và Nhóm nghiên cứu về ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Châu Á – Thái Bình Dương. Tháng 3 vừa qua, Học viện Ngoại giao lần đầu tiên tổ chức cuộc họp của Nhóm nghiên cứu về an ninh nguồn nước tại Hà Nội.
Theo CPV
Ý kiến ()