Cuộc chiến gây quỹ tranh cử tổng thống Mỹ
Gần bốn tháng trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ, Tổng thống đương nhiệm B.Ô-ba-ma tạm dẫn điểm so đối thủ là cựu Thống đốc bang Ma-xa-chu-xét M.Rôm-ni. Tuy nhiên, khoảng cách đang dần được thu hẹp, nhất là sau sự vươn lên mạnh mẽ trong cuộc đua gây quỹ của ông M.Rôm-ni hơn hai tháng qua.Các cuộc bầu cử sơ bộ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã kết thúc và tấm vé đề cử chính thức khó tuột khỏi tay hai ứng cử viên gồm Tổng thống B.Ô-ba-ma và cựu Thống đốc bang M.Rôm-ni vào cuối tháng 8 tới. Cuộc chạy đua vào Nhà trắng không chỉ là cuộc đua giữa ứng cử viên của hai đảng để giành giật từng phiếu bầu của cử tri, mà đây còn là cuộc chiến gây quỹ tranh cử quyết liệt. Các ứng cử viên thường dựa vào bốn nguồn tài chính, gồm: các cá nhân trực tiếp quyên góp tiền; các đảng phái chính trị; các nhóm lợi ích, thông thường qua các Ủy ban vận động chính trị (PACs) và các nguồn cá nhân và gia đình họ. Trong quá trình vận động tranh cử tổng...
Các cuộc bầu cử sơ bộ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã kết thúc và tấm vé đề cử chính thức khó tuột khỏi tay hai ứng cử viên gồm Tổng thống B.Ô-ba-ma và cựu Thống đốc bang M.Rôm-ni vào cuối tháng 8 tới. Cuộc chạy đua vào Nhà trắng không chỉ là cuộc đua giữa ứng cử viên của hai đảng để giành giật từng phiếu bầu của cử tri, mà đây còn là cuộc chiến gây quỹ tranh cử quyết liệt. Các ứng cử viên thường dựa vào bốn nguồn tài chính, gồm: các cá nhân trực tiếp quyên góp tiền; các đảng phái chính trị; các nhóm lợi ích, thông thường qua các Ủy ban vận động chính trị (PACs) và các nguồn cá nhân và gia đình họ. Trong quá trình vận động tranh cử tổng thống, ứng viên sử dụng tiền quỹ để chi cho các hoạt động của nhân viên vận động tranh cử, các nhà cố vấn chính trị, thư tín, truyền thông, in-tơ-nét, tổ chức các sự kiện…
Nhìn lại tổng số tiền chi cho chạy đua tranh cử tổng thống Mỹ trong 12 năm qua có thể thấy xu hướng ngày một tăng: Năm 2000 là 343,1 triệu USD, năm 2004 là 717,9 triệu USD và năm 2008 là 1.324,7 triệu USD. Các chuyên gia dự đoán, cuộc tranh cử tổng thống lần này kinh phí sẽ lớn hơn so cuộc bầu cử tổng thống năm 2008. Theo đánh giá của các chuyên gia, sau khi thất bại trong cuộc đua giành tấm vé đề cử của đảng Cộng hòa năm 2008, ông Rôm-ni lần này đã có kinh nghiệm hơn, với đội ngũ tranh cử chuyên nghiệp và nguồn tài chính dồi dào. Thực tế cho thấy, đa số ứng cử viên của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử sơ bộ vừa qua đều vướng phải vấn đề về tài chính.
Theo Ủy ban bầu cử Mỹ, tính đến ngày 30-4-2012, Tổng thống B.Ô-ba-ma gây quỹ được hơn 217 triệu USD; ông Rôm-ni thu hút được 97,9 triệu USD. Riêng tháng 4, ông M.Rôm-ni có một bước tiến khi ông và đảng Cộng hòa gây quỹ được 40,1 triệu USD, so mức 12,6 triệu USD trong tháng 3. Tổng thống Ô-ba-ma và đảng Dân chủ thu hút được 43,6 triệu USD. Tuy nhiên, đến hết tháng 5, ông Rôm-ni và đảng Cộng hòa có một bước nhảy vọt trong thu hút các nhà tài trợ khi gây quỹ thêm 76,8 triệu USD, trong khi Tổng thống B.Ô-ba-ma và đảng Dân chủ thu hút được 60 triệu USD. Đây là lần đầu ông M.Rôm-ni gây quỹ được nhiều hơn ông B.Ô-ba-ma. Tháng 6, ông Rôm-ni và đảng Cộng hòa tiếp tục duy trì lợi thế khi gây quỹ được 106,1 triệu USD, còn Tổng thống B.Ô-ba-ma và đảng Dân chủ chỉ được 71 triệu USD.
Theo kết quả thăm dò của truyền hình CNN đầu tháng 7, khoảng cách ông Ô-ba-ma dẫn điểm so với ông Rôm-ni đã được thu hẹp đáng kể, còn 5% so mức 7% tháng trước. Có 48% số người được hỏi ủng hộ nỗ lực tái tranh cử nhiệm kỳ hai của Tổng thống Ô-ba-ma, so với tỷ lệ 43% số cử tri nói sẽ bầu cho cựu Thống đốc bang Rôm-ni. Kết quả nêu trên một phần có nguyên nhân từ tình hình kinh tế Mỹ không lạc quan. Trong hai tháng 5 và 6, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao 8,2%, sản xuất giảm sút, lòng tin tiêu dùng giảm và thị trường nhà đất trầm lắng… Tình trạng bất ổn kinh tế ở châu Âu cũng làm gia tăng quan ngại về tác động tới kinh tế Mỹ. Tất cả những yếu tố này đang tác động không nhỏ tới nỗ lực tranh cử của Tổng thống B.Ô-ba-ma.
Theo Nhandan
Ý kiến ()