Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
Mô hình chiếc máy bay được thiết kế bằng công nghệ in 3D. Sau cuộc Cách mạng công nghiệp lần đầu, bắt đầu tại Anh vào cuối thế kỷ 18 và lần thứ hai đầu thế kỷ 20, con người sống trong một thế giới ngày càng hiện đại hơn. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đang diễn ra và được dự đoán sẽ làm thay đổi không chỉ các hoạt động kinh doanh mà nhiều lĩnh vực khác. Nhiều công nghệ mới, hiện đại đang nở rộ như: Các phần mềm thông minh hơn, vật liệu mới, dây chuyền sản xuất hiện đại (kỹ thuật in 3D) và nhiều dịch vụ trực tuyến.Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển, chi phí sản xuất các gói sản phẩm riêng biệt giảm dần, các nhà sản xuất có xu hướng tập trung đáp ứng thị hiếu thị trường với những sản phẩm đa dạng, phong phú hơn, thay vì tiêu chí sản xuất hàng loạt sản phẩm có mẫu mã giống nhau. Phương pháp thiết kế sản phẩm trên máy tính và in ra từ máy in 3D được kỳ vọng sẽ thay thế phương thức sản...
Mô hình chiếc máy bay được thiết kế bằng công nghệ in 3D. |
Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển, chi phí sản xuất các gói sản phẩm riêng biệt giảm dần, các nhà sản xuất có xu hướng tập trung đáp ứng thị hiếu thị trường với những sản phẩm đa dạng, phong phú hơn, thay vì tiêu chí sản xuất hàng loạt sản phẩm có mẫu mã giống nhau. Phương pháp thiết kế sản phẩm trên máy tính và in ra từ máy in 3D được kỳ vọng sẽ thay thế phương thức sản xuất cũ là lắp ghép từng bộ phận riêng lẻ. Máy in 3D vận hành tự động, tạo ra bất kỳ sản phẩm phức tạp nào mà các phương thức sản xuất truyền thống khó có thể thực hiện. Hiện nay, công nghệ đột phá này được sử dụng trong thiết kế và sản xuất các loại máy trợ thính và nhiều bộ phận của máy bay quân sự theo yêu cầu của khách hàng. Máy in 3D khiến người ta hình dung, trong tương lai, một kỹ sư đang làm việc giữa sa mạc có thể tải từ in-tơ-nét bản thiết kế công cụ cần dùng và “in” ra, thay vì chờ đợi sản phẩm được vận chuyển đến. Bên cạnh đó, nhiều vật liệu mới, nhẹ và bền hơn ra đời giúp các kỹ sư chế tạo những sản phẩm vi mô một cách chính xác. Sợi các-bon đang dần thay thế nhôm và thép trong các ngành công nghiệp sản xuất xe đạp leo núi và máy bay. Công nghệ na-nô cho ra đời các sản phẩm tiên tiến với tính năng cao, như loại băng giúp liền vết thương, các động cơ hoạt động hiệu quả hơn, các loại bát, đĩa sứ dễ dàng làm sạch hơn.
Nhưng cũng như mọi cuộc cách mạng khác, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba sẽ kéo theo những hệ lụy. Giống như việc các nhà máy dệt sợi đã xóa sổ những công đoạn sản xuất thủ công, công nghệ kỹ thuật số làm “rung chuyển” ngành truyền thông và công nghiệp bán lẻ. Mô hình nhà máy mới trong tương lai được hình dung sẽ không còn những người thợ người đầy dầu đứng máy, mà sạch sẽ và vắng vẻ. Thay vì tại các nhà máy, hầu hết công việc đều diễn ra tại các văn phòng với các nhà thiết kế, kỹ sư, chuyên gia máy tính, nhân viên kinh doanh… Cuộc cách mạng này không chỉ làm thay đổi phương thức sản xuất mà cả địa điểm sản xuất. Nếu như trước đây, các nhà máy từng được di dời đến các nước có nguồn lao động giá rẻ, với cuộc cách mạng này, chi phí nhân công ngày càng ít quan trọng hơn. Trong chiếc máy tính bảng đời đầu trị giá 499 USD, chỉ có 33 USD chi phí nhân công sản xuất, trong đó tám USD trả cho khâu lắp ráp cuối cùng. Các dây chuyền sản xuất thuê ở nước ngoài dần được chuyển về các nước giàu hơn, không phải vì giá nhân công nước ngoài đang tăng lên, mà để đáp ứng nhanh hơn những nhu cầu thay đổi của khách hàng. Hơn nữa, các sản phẩm ngày càng phức tạp, yêu cầu người thiết kế và cơ sở sản xuất ở cùng một địa điểm. Tập đoàn Tư vấn chiến lược (BCG) của Mỹ đánh giá, các lĩnh vực như giao thông vận tải, sản xuất máy tính, hợp kim và máy móc, chiếm 10% đến 30% giá trị hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc, có thể được sản xuất hoàn toàn trong nước vào năm 2020, giúp tăng sản lượng kinh tế Mỹ thêm 20 đến 55 tỷ USD/năm.
Người tiêu dùng không khó thích nghi với các sản phẩm thế hệ mới chất lượng cao. Nhưng lãnh đạo các nước có xu hướng bảo hộ nền công nghiệp và các công ty hiện có. Các chính phủ thường chi hàng tỷ USD phát triển công nghệ mới mà họ cho là sẽ thắng thế trong tương lai và luôn tin rằng, sản xuất chiếm ưu thế hơn dịch vụ, thậm chí cả lĩnh vực tài chính. Nhưng thực tế cho thấy, ranh giới giữa sản xuất và dịch vụ đang mờ dần. Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bùng nổ, các chính phủ cần chú trọng phát triển hệ thống đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng các quy định rõ ràng, tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả doanh nghiệp.
Theo Nhandan
Ý kiến ()