Cuộc bầu chọn căng thẳng ở Mỹ
Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ sau cuộc tranh luận trực tiếp lần thứ ba. Ngày 6-11, tại Mỹ chính thức diễn ra cuộc tổng tuyển cử, bầu chọn Tổng thống liên bang lần thứ 45, 435 hạ nghị sĩ, 33 thượng nghị sĩ và 11 thống đốc tiểu bang.Cuộc bầu cử quan trọng này không chỉ quyết định tương lai chính trị, kinh tế của quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, mà còn tác động và ảnh hưởng tới các nước trên toàn cầu.Cuộc bầu cử Mỹ diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới và Mỹ đối mặt nhiều khó khăn, nhất là cuộc khủng hoảng nợ công tiếp tục lan rộng châu Âu và nhiều khu vực với diễn biến phức tạp và chưa có được giải pháp đối phó hữu hiệu. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái và hạ mức dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay và năm tiếp theo.Có nhiều chính đảng tham gia tranh cử, nhưng chủ yếu vẫn là cuộc tranh đua giữa hai chính đảng Cộng hòa và Dân chủ luân...
Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ sau cuộc tranh luận trực tiếp lần thứ ba. |
Cuộc bầu cử quan trọng này không chỉ quyết định tương lai chính trị, kinh tế của quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, mà còn tác động và ảnh hưởng tới các nước trên toàn cầu.
Cuộc bầu cử Mỹ diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới và Mỹ đối mặt nhiều khó khăn, nhất là cuộc khủng hoảng nợ công tiếp tục lan rộng châu Âu và nhiều khu vực với diễn biến phức tạp và chưa có được giải pháp đối phó hữu hiệu. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái và hạ mức dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay và năm tiếp theo.
Có nhiều chính đảng tham gia tranh cử, nhưng chủ yếu vẫn là cuộc tranh đua giữa hai chính đảng Cộng hòa và Dân chủ luân phiên nhau cầm quyền tại Mỹ. Dư luận quan tâm nhất là cuộc chạy đua giành ghế Tổng thống và Phó Tổng thống giữa cặp liên danh ứng cử viên đảng Dân chủ gồm đương kim Tổng thống B.Ô-ba-ma và Phó Tổng thống G.Bai-đơn, với liên danh ứng cử viên đảng Cộng hòa gồm cựu Thống đốc M.Rôm-ni và hạ nghị sĩ P.Rai-ơn. Cuộc chạy đua diễn ra quyết liệt giữa một bên là ông Rôm-ni và đảng Cộng hòa vươn lên nắm quyền lãnh đạo và bên kia, ông Ô-ba-ma nỗ lực tái cử và nắm quyền điều hành đất nước thêm một nhiệm kỳ nữa, đồng thời đảng Dân chủ cũng quyết tâm giành lại quyền kiểm soát trọn vẹn tại QH để tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” tại chính trường Mỹ hai năm qua.
Nhìn lại diễn biến của cuộc đua vừa qua, có thể thấy các cỗ máy vận động tranh cử của hai ứng cử viên đã vận hành hết công suất. Trong chiến dịch vận động tranh cử, các ứng cử viên của hai đảng sử dụng nhiều loại phương tiện giao thông, đến nhiều nơi trên nước Mỹ, nhất là những bang quan trọng có ảnh hưởng lớn, như Phlo-ri-đa, Ô-hai-ô, Vơ-gi-ni-a… để vận động cử tri. Các ứng cử viên tập trung quảng bá các chính sách kinh tế – xã hội, đối ngoại của mình, cùng những hứa hẹn, cam kết tốt đẹp cho tương lai của đất nước và người dân Mỹ; đồng thời không ngừng công kích, chỉ trích lẫn nhau nhằm thuyết phục cử tri đứng về phía họ. Tháng 10, tháng chạy đua nước rút quyết liệt nhất trước thềm cuộc bầu cử, đã diễn ra ba cuộc tranh luận trực tiếp đầy kịch tính trên truyền hình giữa hai ứng cử viên về những vấn đề đối nội, đối ngoại. Sau ba vòng “đấu khẩu”, ưu thế đã nghiêng về đương kim Tổng thống Ô-ba-ma, sau khi ông lập được thế cân bằng ở vòng thứ hai và tận dụng những thành tựu và thế mạnh trong lĩnh vực đối ngoại sau bốn năm cầm quyền, như tiêu diệt trùm khủng bố Bin La-đen, lập kế hoạch kết thúc cuộc chiến I-rắc và kế hoạch rút quân khỏi Áp-ga-ni-xtan…, để vượt lên đối thủ tại cuộc tranh luận lần thứ ba. Trong khi đó, ông Rôm-ni chỉ trích những điểm yếu của ông Ô-ba-ma, nhưng lại không đưa ra được các giải pháp khả thi mang tính chiến lược trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Mỗi ứng cử viên đều có thế mạnh và hạn chế riêng. Đối với Tổng thống Ô-ba-ma, một trở ngại có thể đe dọa khả năng tái cử là tình hình kinh tế và việc làm tại Mỹ chưa thật sự có dấu hiệu khả quan. Ông Ô-ba-ma thừa nhận còn khá nhiều việc phải làm để thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp vẫn hơn 8%. Ông cũng nêu bật những nỗ lực và kết quả của Chính phủ Mỹ trong nhiệm kỳ vừa qua, giúp ngăn chặn nền kinh tế rơi vào suy giảm mạnh và đang trên đà phục hồi, cứu ngành công nghiệp xe hơi khỏi đổ vỡ… Tổng thống Ô-ba-ma tiếp tục bảo vệ quan điểm giữ nguyên mức thuế thấp đối với tầng lớp trung lưu và tăng thuế với người giàu; đồng thời chỉ trích mạnh các chính sách kinh tế của ông Rôm-ni còn mơ hồ và thiếu tính khả thi. Trong khi đó, cựu Thống đốc
M.Rôm-ni lại tận dụng những hạn chế, khó khăn của kinh tế Mỹ để công kích các chính sách của Tổng thống Ô-ba-ma và cho rằng Chính phủ Mỹ đã bất lực vì chưa tìm ra được các giải pháp giúp người dân có thêm việc làm và giảm nợ công. Trong bối cảnh kinh tế Mỹ phục hồi chậm, thất nghiệp cao và nợ công lớn, các kế hoạch tạo việc làm, cắt giảm thâm hụt ngân sách và thuế luôn là mối quan tâm của đông đảo cử tri nước này. Tổng thống Ô-ba-ma cam kết tạo thêm hàng triệu việc làm mới bằng cách hỗ trợ tài chính thúc đẩy các công ty mở rộng sản xuất; tăng gấp đôi xuất khẩu và giảm một nửa lượng nhập khẩu năng lượng vào năm 2020; giảm thâm hụt ngân sách khoảng 4.000 tỷ USD trong 10 năm và tăng thu ngân sách khoảng 1.950 tỷ USD từ việc tăng thuế người giàu… Ứng cử viên Rôm-ni cam kết tạo thêm 12 triệu việc làm mới và giảm thâm hụt ngân sách từ mức 24,4% GDP năm 2012 xuống dưới 20%…
Cuộc đua vào Nhà trắng năm 2012 cũng là cuộc đua về tiền bạc, với tổng số tiền quyên góp đạt con số kỷ lục vượt ngưỡng hai tỷ USD so với 1,8 tỷ USD cùng kỳ năm 2008.
Một kỷ lục khác cũng đã được xác lập, đó là số lượng cử tri đi bỏ phiếu sớm. Theo Reuters/Ipsos, trong cuộc bầu cử lần này, số lượng cử tri đi bỏ phiếu sớm có thể tới 40%. Ông Ô-ba-ma đã trở thành Tổng thống đương nhiệm đầu tiên đi bỏ phiếu sớm tại thành phố quê hương Si-ca-gô, bang I-li-noi. Kết quả thăm dò dư luận cho thấy tỷ lệ cử tri ủng hộ hai ứng cử viên vẫn ngang nhau.
Tuy nhiên, các kết quả thăm dò dư luận chỉ là tham khảo. Luật Mỹ quy định, kết quả cuối cùng của bầu cử Tổng thống Mỹ không hoàn toàn phụ thuộc kết quả cuộc kiểm phiếu của cử tri bầu trực tiếp, mà lá phiếu của đại cử tri của cả nước. Ứng cử viên nào giành được 270 phiếu đại cử tri sẽ là người giành chiến thắng. Tại mỗi tiểu bang, nếu ứng cử viên nào thắng ở số phiếu phổ thông, dù chỉ ở mức chênh lệch nhỏ, thì ứng cử viên sẽ giành trọn số phiếu đại cử tri của tiểu bang đó. Người dân Mỹ đang hướng về cuộc bầu cử quan trọng này với nhiều tâm trạng, có những hy vọng về tương lai tốt đẹp và cả những lo ngại trước tình trạng u ám của kinh tế Mỹ.
Theo Nhandan
Ý kiến ()