LSO-Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin trong điều hành, tác nghiệp của chính quyền cấp xã là rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ cấp xã tiếp cận kịp thời các thông tin mới về kinh tế, chính trị và xã hội góp phần phát triển kinh tế, xã hội của các xã nói riêng và của tỉnh nói chung. Từ năm 2007 – 2010, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã giao cho Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Lạng Sơn chủ trì thực hiện dự án: “Xây dựng mô hình cung cấp thông tin khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phổ biến kiến thức KHCN cho tuyến xã của tỉnh Lạng Sơn”.Bồi dưỡng kiến thức tin học cho cán bộ cấp xãHơn 3 năm thực hiện dự án, Sở KH&CN Lạng Sơn, phối hợp với chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và chuyển giao cho 30 xã thuộc 10 huyện: Sơn Hà, Minh Sơn, Văn Nham (Hữu Lũng); Chi Lăng, Vạn Linh, Mai Sao (Chi Lăng); Yên Trạch, Thụy Hùng, Phú Xá (Cao Lộc);...
LSO-Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin trong điều hành, tác nghiệp của chính quyền cấp xã là rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ cấp xã tiếp cận kịp thời các thông tin mới về kinh tế, chính trị và xã hội góp phần phát triển kinh tế, xã hội của các xã nói riêng và của tỉnh nói chung. Từ năm 2007 – 2010, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã giao cho Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Lạng Sơn chủ trì thực hiện dự án: “Xây dựng mô hình cung cấp thông tin khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phổ biến kiến thức KHCN cho tuyến xã của tỉnh Lạng Sơn”.
Bồi dưỡng kiến thức tin học cho cán bộ cấp xã |
Hơn 3 năm thực hiện dự án, Sở KH&CN Lạng Sơn, phối hợp với chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và chuyển giao cho 30 xã thuộc 10 huyện: Sơn Hà, Minh Sơn, Văn Nham (Hữu Lũng); Chi Lăng, Vạn Linh, Mai Sao (Chi Lăng); Yên Trạch, Thụy Hùng, Phú Xá (Cao Lộc); Tân Lang, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Việt (Văn Lãng); Hữu Khánh, Xuân Lễ, Khuất Xá (Lộc Bình); Long Đống, Bắc Sơn, Quỳnh Sơn (Bắc Sơn); Thiện Thuật, Hồng Phong, Hoa Thám (Bình Gia); Tân Đoàn, Văn An, Yên Phúc (Văn Quan); Thị trấn Thất Khê; Đề Thám, Chi Lăng (Tràng Định); Bắc Lãng, Bính Xá, Lâm Ca (Đình Lập) với tổng số 60 bộ máy tính, 30 đường truyền kết nối Internet ADSL tốc độ cao, 30 bộ thiết bị mạng, 60 bộ bàn ghế máy tính, 60 ổn áp Lioa 500 VA, 60 lưu điện 500 VA, 30 máy in.
Thông qua việc lắp đặt máy tính và đường truyền kết nối Internet ADSL tốc độ cao, Trung tâm ứng dụng KHCN Lạng Sơn đã chuyển giao được 30 thư viện điện tử thông tin KH&CN cho các xã với khoảng 40.000 thông tin và trên 100 phim khoa học. Ngoài ra, trên hệ thống máy chủ đặt tại Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN cũng được cài đặt hệ thống thư viện điện tử thông tin KHCN với trên 500.000 thông tin KHCN và trên 1.000 phim khoa học, đây là nguồn dữ liệu để cập nhật hệ thống thông tin cho các xã.
Lãnh đạo Sở KH&CN Lạng Sơn cho biết: Qua thời gian triển khai, dự án đã tạo ra được đầu mối cung cấp thông tin tại tuyến xã, cung cấp một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ thông tin về công nghệ, về tiến bộ kỹ thuật phục vụ việc hoạch định chiến lược, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của lãnh đạo các xã cũng như phục vụ các doanh nghiệp, doanh nhân, các hộ gia đình và các cá nhân tại các xã tham gia chương trình, ứng dụng các công nghệ mới, các tiến bộ mới vào công việc sản xuất, kinh doanh và đời sống thường nhật. Dự án đã tạo cơ hội cho bà con tại tuyến xã – nơi lần đầu tiên được kết nối Internet có điều kiện tiếp cận với các tiến bộ KHCN, thông tin mới một cách nhanh chóng và thuận tiện đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu khai thác thông tin nói chung, thông tin về KHCN nói riêng. Góp phần vào việc nâng cao dân trí, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.
Tiến sỹ Lường Đăng Ninh, Giám đốc Sở KH&CN Lạng Sơn cho biết: hiệu quả của dự án “Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN phục vụ phổ biến kiến thức KHCN cho tuyến xã” không thể thống kê cụ thể bằng những con số. Nhưng khi tổng kết dự án, 30 xã được thực hiện điểm đều khẳng định việc xây dựng các mô hình cung cấp thông tin này đã góp phần đáp ứng nhu cầu thông tin KH và CN, thông tin kinh tế – xã hội, tạo điều kiện để cán bộ và người dân các xã tiếp cận nhanh chóng kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Đây là dự án có ý nghĩa thiết thực đối với Lạng Sơn, một tỉnh nghèo, hệ thống giao thông, viễn thông, truyền hình… đến tuyến xã chưa phát triển.
Ngoài hiệu quả như đã nêu, đáng chú ý là ngoài cơ sở dữ liệu được chọn lọc từ gần 500.000 thông tin khoa học và kỹ thuật toàn văn, nhiều kết quả nghiên cứu giúp người dân tham khảo và áp dụng, dự án đã đào tạo 150 cán bộ của 30 xã (trong đó gần 15 người là bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch xã) nắm được các kiến thức cơ bản về tin học văn phòng, khai thác các thông tin KHCN trên mạng Internet, có kỹ năng thành thục trong việc tra cứu các thông tin từ thư viện điện tử KHCN được cài sẵn trên máy. Từ việc tra cứu thành thạo kiến thức trên mạng Internet, các lãnh đạo, cán bộ quản lý cấp xã đã từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành công việc tại địa phương mình.
Với những kết quả từ việc đưa thông tin KHCN xuống các xã, ngay sau khi kết thúc dự án “Xây dựng mô hình cung cấp thông tin KHCN phục vụ phổ biến kiến thức KHCN cho tuyến xã của tỉnh Lạng Sơn” thuộc Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao KH&CN phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn đến 2010” của Bộ KH&CN, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo Sở KH&CN Lạng Sơn tiếp tục khảo sát đường truyền tại một số xã trên địa bàn để đẩy mạnh việc cung cấp thông tin xuống địa phương. Theo hướng đi này, Lạng Sơn đang thực hiện: “Đưa Khoa học đáp ứng tại chỗ, kịp thời để nông dân không phải đi xa”.
Trí Dũng
Ý kiến ()