LSO-Những năm gần đây, mặc dù gặp khá nhiều khó khăn do tác động khủng hoảng tài chính thế giới cùng với biến động giá cả đầu vào tăng cao, nhưng với những biện pháp tích cực Công ty TNHH Hưng Thịnh đã duy trì ổn định sản xuất và kinh doanh đạt hiệu quả.Phân xưởng tráng men của Công ty Hưng ThịnhCông ty TNHH Hưng Thịnh hoạt động trên địa bàn khối 9, thị trấn Cao Lộc, với 10 phân xưởng sản xuất, 350 công nhân, mỗi tháng sản xuất đạt trên 1 triệu sản phẩm gốm sứ gia dụng. Tuy nhiên, để có được một cơ ngơi bề thế, tạo việc làm cho hàng trăm công nhân lao động như ngày hôm nay, Công ty TNHH Hưng Thịnh cũng đã trải qua không ít khó khăn, kiên trì sản xuất. Theo bà Phạm Thanh Huyền, Phó giám đốc Công ty cho biết: khu đất của công ty ban đầu phải bỏ tiền ra mua của người dân địa phương vào năm 2003 có tổng diện tích là 18.000m2. Sau khi có được mặt bằng, Công ty tiến hành đầu tư 18 tỷ đồng vào xây dựng văn phòng,...
LSO-Những năm gần đây, mặc dù gặp khá nhiều khó khăn do tác động khủng hoảng tài chính thế giới cùng với biến động giá cả đầu vào tăng cao, nhưng với những biện pháp tích cực Công ty TNHH Hưng Thịnh đã duy trì ổn định sản xuất và kinh doanh đạt hiệu quả.
|
Phân xưởng tráng men của Công ty Hưng Thịnh |
Công ty TNHH Hưng Thịnh hoạt động trên địa bàn khối 9, thị trấn Cao Lộc, với 10 phân xưởng sản xuất, 350 công nhân, mỗi tháng sản xuất đạt trên 1 triệu sản phẩm gốm sứ gia dụng. Tuy nhiên, để có được một cơ ngơi bề thế, tạo việc làm cho hàng trăm công nhân lao động như ngày hôm nay, Công ty TNHH Hưng Thịnh cũng đã trải qua không ít khó khăn, kiên trì sản xuất. Theo bà Phạm Thanh Huyền, Phó giám đốc Công ty cho biết: khu đất của công ty ban đầu phải bỏ tiền ra mua của người dân địa phương vào năm 2003 có tổng diện tích là 18.000m2. Sau khi có được mặt bằng, Công ty tiến hành đầu tư 18 tỷ đồng vào xây dựng văn phòng, nhà xưởng và nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất gốm sứ công nghiệp hiện đại từ Trung Quốc. Tháng 4/2005, Công ty chính thức đi vào hoạt động và đào tạo công nhân sản xuất gốm sứ gia dụng gồm các loại bát, đĩa và ấm chén. Do đầu tư đúng hướng và có năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm được nâng cao, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, được xuất bán ra thị trường khắp các tỉnh, thành trong cả nước và xuất khẩu sang nước bạn Lào, Campuchia, Đài Loan. Để mở rộng phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng, từ năm 2010 đến nay Công ty đã đầu tư trên 3 tỷ đồng vào xây dựng cơ sở vật chất: 400m2 nhà kho, trang bị thêm máy định hình sản phẩm, dây chuyền phòng sấy xích và mua máy phát điện chạy bằng dầu phòng khi bị mất điện. Qua 6 năm đi vào hoạt động Công ty TNHH Hưng Thịnh đã từng bước trưởng thành trong sản xuất kinh doanh, sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ đến đó. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2011, Công ty đã sản xuất được 4.065.273 sản phẩm gốm, sành, sứ các loại, doanh thu tiêu thụ sản phẩm đạt 10 tỷ 805 triệu đồng, thực hiện nộp ngân sách cho Nhà nước 248 triệu 079 nghìn đồng. Sản xuất ổn định, Công ty đã tạo việc làm thường xuyên cho người lao động với mức lương bình quân 2,2 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh những kết quả đạt được, Công ty TNHH Hưng Thịnh có những khó khăn riêng như: nguồn vốn đầu tư mở rộng sản xuất không dồi dào như các doanh nghiệp khác, điện lưới phục vụ sản xuất không ổn định do giảm tải. Ngoài ra, sản phẩm của Công ty còn phải cạnh tranh quyết liệt với hàng gốm, sứ khác trong nước và nhập khẩu từ Trung Quốc. Trước những khó khăn trên, ban lãnh đạo công ty đã năng động thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, nhất là ổn định giá bán mới có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trường, cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, thâm nhập mở rộng thị trường; đồng thời bố trí các ca trực sản xuất hợp lý, tránh giờ cao điểm, giảm chi phí tiêu hao nguyên, vật liệu ở mức thấp nhất và thực hành tiết kiệm, sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả kinh tế.
Kết quả sản xuất, kinh doanh của Công ty TNHH Hưng Thịnh trong thời gian qua so với những công ty lớn thì chưa nhiều, song cũng đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện Cao Lộc và giải quyết việc làm cho người lao động. Với quyết tâm cao cùng sự năng động, linh hoạt trong lãnh đạo của ban giám đốc, tin rằng Công ty sẽ ngày càng phát triển, trở thành con chim đầu đàn trong lĩnh vực sản xuất gốm, sành, sứ trên địa bàn Lạng Sơn.
Thế Bảo
Ý kiến ()