Nhiều năm qua (từ 2001 – 2011), công tác AT-VSLĐ-PCCN của công ty luôn được làm tốt, từ đó, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của đơn vị cũng tăng dần theo từng năm. Năm 2001, doanh thu của công ty là 25 tỷ 159 triệu đồng, thì đến năm 2011, doanh thu đã tăng lên 324 tỷ 608 triệu đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 15 tỷ đồng. Chính vậy, mục tiêu năm 2012 của Công ty là hạn chế tới mức thấp nhất tai nạn lao động nhẹ và sự cố loại 3, kiên quyết không để xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng, sự cố loại 1, loại 2 và sự cố cháy nổ do chủ quan”. Một trong các giải pháp thực hiện mục tiêu trên là huy động sự vào cuộc đồng bộ của cả cơ quan chuyên môn và các tổ chức chính trị xã hội trong Công ty, tập trung vào công tác huấn luyện để tạo kỹ năng làm việc an toàn và tác phong công nghiệp cho người lao động.
LSO-Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, khai thác than lộ thiên bao gồm khoan nổ mìn, bốc xúc, vận tải đất đá và than, đổ tải, sàng tuyền và tiêu thụ than, đồng thời sửa chữa ô tô, máy khai thác, các thiết bị điện và máy công cụ… nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và cháy nổ rất cao.
Công tác bốc, xúc than luôn được công ty đảm bảo an toàn
Xác định được vấn đề sống còn này, công ty đã thành lập Ban Chỉ huy An toàn VSLĐ và Đội phòng cháy chữa cháy (PCCC) (chia làm 6 tổ). Ban Chỉ huy sẽ làm chức năng là thường xuyên kiểm tra công tác PCCC; tổ chức kiểm định và đăng ký các loại máy móc, thiết bị… Lãnh đạo Công ty Than Na Dương khẳng định, công việc hàng ngày của công nhân thường liên quan đến bốc xúc, vận tải đất đá, than, đổ tải, sàng tuyền, đồng thời sửa chữa ô tô, máy khai thác, các thiết bị điện và máy công cụ, trong quá trình sản xuất từng công đoạn đều liên quan đến hệ thống điện. Mặt khác, do đặc thù than Na Dương có hàm lượng lưu huỳnh cao nên nguy cơ cháy nổ và gây tai nạn lao động tại kho chứa sản phẩm và trong quá trình vận chuyển rất lớn. Do đó, Công ty Than Na Dương luôn đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt về công tác bảo hộ lao động, công tác an toàn phòng chống cháy nổ. Ngay từ đầu năm, khi thực hiện kế hoạch sản xuất, Công ty đã tổ chức kiện toàn lại cơ cấu bộ máy chuyên trách công tác an toàn từ cấp Công ty đến từng tổ đội sản xuất trực tiếp để góp phần nâng cao nhận thức về công tác an toàn cho người lao động, đồng thời nâng cao năng lực giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội quy an toàn, bảo hộ lao động.
Ông Đỗ Duy Đông, Đội trưởng Thanh tra – Bảo vệ quân sự Công ty Than Na Dương cho biết, hiện có hơn 800 công nhân đang lao động, sản xuất tại các phân xưởng trực thuộc công ty. Để đảm bảo AT-VSLĐ-PCCN, Công ty đã củng cố lại bộ máy làm công tác bảo hộ lao động, phân định rõ trách nhiệm trong công tác AT-VSLĐ cho cán bộ các cấp quản lý, các tổ chức chính trị và người lao động; tiến hành rà soát, hiệu chỉnh lại các quy trình công nghệ sản xuất và quy trình kỹ thuật của các thiết bị. Song song với đó, công ty đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức “tự chủ an toàn” cho người lao động với nhiều hình thức phong phú (đài truyền thanh nội bộ, băng-rôn, khẩu hiệu, sách báo, tập huấn nghiệp vụ, tham quan học tập kinh nghiêm, phát động đăng ký thi đua đảm bảo AT-VSLĐ-PCCN, tổ chức hội thi an toàn – vệ sinh viên giỏi và phát động tháng công nhân đảm bảo AT-VSLĐ-PCCN…). Cùng với đó, Công ty đã tổ chức tốt công tác huấn luyện an toàn định kỳ cho 100% công nhân viên chức, thường xuyên thục luyện nghiệp vụ AT-VSLĐ-PCCN cho Đội PCCC chuyên nghiệp (hơn 100 người), và diễn tập chữa cháy cho lực lượng chữa cháy cơ sở tại 5/5 phân xưởng; đồng thời tăng cường đầu tư mới và cải tiến công nghệ sản xuất, mua sắm nhiều thiết bị hiện đại có tính năng an toàn cao, thực hiện điều khiển từ xa và tự động hoá ở một số công việc nặng nhọc độc hại và những vị trí tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn như gác chắn đường ngang, khu vực nạp ắc quy, quản lý tốt kỹ thuật an toàn các thiết bị, máy móc và phương tiện sản xuất. Để kịp thời phát hiện và có giải pháp ngăn chặn, triệt tiêu nguy cơ mất an toàn, Công ty đã tăng cường công tác kiểm tra với nhiều hình thức: tự kiểm tra, kiểm tra chéo, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề, v.v…. Bên cạnh đó, Công ty cũng chú trọng làm tốt công tác quản lý và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, quản lý môi trường lao động và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động .Với những nỗ lực trên, năm 2011, Công ty không để xảy ra tai nạn lao động nặng và sự cố thiết bị, cháy nổ do chủ quan gây ra.
Qua tìm hiểu được biết, tại các phân xưởng, quản đốc có trách nhiệm kiểm tra nơi khai trường sản xuất và đi kiểm tra bất kỳ. Dưới họ, tại phân xưởng sản xuất (công ty có 5 phân xưởng sản xuất), tiếp tục mỗi phân xưởng có 1 cán bộ làm chuyên trách an toàn. Dưới các phân xưởng là các tổ, đội, mỗi tổ, đội có từ 1 đến 2 an toàn viên. Đội trưởng Đỗ Duy Đông khẳng định: Làm công tác an toàn, khó nhất là làm sao cho người lao động có ý thức tự giác thực hiện các quy định an toàn. Chúng tôi đưa ra nhiều biện pháp như tuyên truyền về an toàn, phát động các phong trào thi đua sản xuất phải an toàn, huấn luyện an toàn các bước, giám sát an toàn v.v. Nếu có ai vi phạm, kể cả quản đốc phân xưởng, công ty bố trí cho người đó chuyển đổi công việc, làm một công việc giản đơn hơn, ít tính chất nguy hiểm hơn. Hàng ngày, quản đốc phải có ít nhất một lần đến tận nơi công nhân đang sản xuất. Tại đó có sổ để mỗi lần quản đốc đến kiểm tra phải ký vào. Lúc đầu là ghi rõ ngày, tháng. Sau, chúng tôi yêu cầu ghi rõ cả giờ đến kiểm tra, lúc đó công nhân đang làm gì. Hay, quản đốc đã lập lịch kiểm tra tháng. Lịch này được gửi về phòng an toàn. Chúng tôi căn cứ theo lịch quản đốc đã lập để đi kiểm tra xem quản đốc có thực hiện đúng theo lịch không.
Nhiều năm qua (từ 2001 – 2011), công tác AT-VSLĐ-PCCN của công ty luôn được làm tốt, từ đó, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của đơn vị cũng tăng dần theo từng năm. Năm 2001, doanh thu của công ty là 25 tỷ 159 triệu đồng, thì đến năm 2011, doanh thu đã tăng lên 324 tỷ 608 triệu đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 15 tỷ đồng. Chính vậy, mục tiêu năm 2012 của Công ty là hạn chế tới mức thấp nhất tai nạn lao động nhẹ và sự cố loại 3, kiên quyết không để xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng, sự cố loại 1, loại 2 và sự cố cháy nổ do chủ quan”. Một trong các giải pháp thực hiện mục tiêu trên là huy động sự vào cuộc đồng bộ của cả cơ quan chuyên môn và các tổ chức chính trị xã hội trong Công ty, tập trung vào công tác huấn luyện để tạo kỹ năng làm việc an toàn và tác phong công nghiệp cho người lao động.
Trí Dũng
Ý kiến ()