LSO-Thực hiện đề án tiếp nhận lưới điện hạ thế nông thôn để bán trực tiếp đến các hộ dân nông thôn theo tinh thần văn bản số 10074/BCT- ĐTĐL ngày 22/10/2008 của Bộ Công thương và chủ trương của ngành điện, đến hết năm 2009, Công ty điện lực Lạng Sơn đã thực hiện tiếp nhận xong hệ thống lưới điện tại 176 xã với khối lượng đường dây 0,4kV sau tiếp nhận là 1.840km, số công tơ tiếp nhận thêm là 86.409 công tơ. Ngoài ra, ngành điện còn đang trực tiếp quản lý lưới điện tại 31 xã khác có lưới điện xây dựng theo các chương trình WB, IVO. Như vậy, đã có 207/207 xã (chiếm tỉ lệ 100%) với 134.449/146.508 hộ dân nông thôn (chiếm tỉ lệ 91,76%) được mua điện trực tiếp từ ngành điện với giá điện bậc thang Nhà nước quy định bình đẳng như các hộ ở thành phố.Sửa chữa lưới điện trên địa bàn phường Chi Lăng, TP Lạng SơnÔng Phạm Ngọc Minh, Phó giám đốc Công ty Điện lực Lạng Sơn cho biết: Năm 2010, thực hiện chỉ đạo của Tổng Công ty điện lực Miền Bắc, Công ty...
LSO-Thực hiện đề án tiếp nhận lưới điện hạ thế nông thôn để bán trực tiếp đến các hộ dân nông thôn theo tinh thần văn bản số 10074/BCT- ĐTĐL ngày 22/10/2008 của Bộ Công thương và chủ trương của ngành điện, đến hết năm 2009, Công ty điện lực Lạng Sơn đã thực hiện tiếp nhận xong hệ thống lưới điện tại 176 xã với khối lượng đường dây 0,4kV sau tiếp nhận là 1.840km, số công tơ tiếp nhận thêm là 86.409 công tơ.
Ngoài ra, ngành điện còn đang trực tiếp quản lý lưới điện tại 31 xã khác có lưới điện xây dựng theo các chương trình WB, IVO. Như vậy, đã có 207/207 xã (chiếm tỉ lệ 100%) với 134.449/146.508 hộ dân nông thôn (chiếm tỉ lệ 91,76%) được mua điện trực tiếp từ ngành điện với giá điện bậc thang Nhà nước quy định bình đẳng như các hộ ở thành phố.
|
Sửa chữa lưới điện trên địa bàn phường Chi Lăng, TP Lạng Sơn |
Ông Phạm Ngọc Minh, Phó giám đốc Công ty Điện lực Lạng Sơn cho biết: Năm 2010, thực hiện chỉ đạo của Tổng Công ty điện lực Miền Bắc, Công ty Điện lực Lạng Sơn đã thực hiện cải tạo tối thiểu lưới điện hạ thế nông thôn trên địa bàn 119 xã với tổng mức đầu tư trên 50 tỉ đồng. Sẽ thực hiện cải tạo hệ thống lưới điện hạ thế 0,4kV với các hạng mục đầu tư sửa chữa như: xà, sứ, tiếp địa, đường dây cũ, không đảm bảo an toàn…; đến nay, đã thực hiện được 85/119 xã với tổng số 34700/48200 công tơ và hòm công tơ được thay thế. Cũng theo ông Minh, người dân nông thôn được mua điện trực tiếp với ngành điện sẽ được hưởng quyền lợi ngang với người dân thành thị: được mua điện chất lượng ổn định theo đúng giá quy định của Chính phủ; hệ thống đo đếm (công tơ) được thay mới hoàn toàn sẽ là cơ sở, căn cứ tính toán chuẩn để thanh toán, không lo sai lệch như ngày trước; các chi phí đầu tư để cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện đều do ngành điện chịu, người dân không mất tiền đóng góp. Ngoài ra, khi gặp các sự cố về điện, nhân viên ngành điện là những người có chuyên môn, chuyên ngành sẽ phụ trách sửa chữa, tránh được tình trạng hỏng dây dưa kéo dài do không có chuyên môn phụ trách như khi vẫn còn mô hình hợp tác xã. Có thể lấy ví dụ từ thực tế: trước đây, một số lưới 0,4kV do dân tự đóng góp mua cột, dây, xà, sứ. Do không có tư vấn thiết kế chặt chẽ nên hệ thống lưới kém chất lượng, đường dây cũ, hỏng nhanh, tỉ lệ thất thoát lớn, nhiều khi lên đến 30- 40%. Do mô hình hợp tác xã, tự hạch toán kinh doanh, yêu cầu phải có lãi mới đủ chi phí trả nhân công, đầu tư sửa chữa. Vì vậy, bắt buộc các hợp tác xã phải nâng giá bán điện lên để bù vào chi phí. Những hao tổn đều do người dân chịu, và thường xảy ra tình trạng bán tổng, nhiều khi giá bán điện nông thôn lên đến 1.200- 1.500đồng/kWh. Khi ngành điện tiếp nhận và bán trực tiếp đến từng hộ dân, đảm bảo sẽ bán đúng theo giá Chính phủ quy định, người dân không phải trả các chi phí trước công tơ.
|
Đưa điện về xã vùng cao huyện Văn Lãng – Ảnh: Hòa Lộc |
Cũng qua trao đổi, chúng tôi được biết, hiện Công ty Điện lực Lạng Sơn cũng chỉ là một trong những doanh nghiệp trung ương đóng trên địa bàn, trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền bắc, nên mọi hoạt động đều thực hiện theo chủ trương chỉ đạo của ngành, mặc dù ngành nghề kinh doanh khá đặc thù, có ảnh hưởng lớn tới đời sống, sản xuất, kinh doanh cũng như sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên, như đã nói, do chỉ là doanh nghiệp nên vấn đề bố trí vốn tùy thuộc rất lớn vào tình hình kinh doanh của đơn vị và Tổng công ty, vì vậy vấn đề kêu gọi vốn đầu tư xây dựng phát triển lưới điện các xã vùng sâu vùng xa đến những thôn bản chưa có điện lưới vẫn rất cần sự quan tâm đầu tư bằng các nguồn vốn của tỉnh.
Hoàng Huy
Ý kiến ()