LSO-Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, địa hình tương đối cao, có nhiều khe dọc. Vì vậy, vào mùa mưa, bão thường chịu ảnh hưởng của gió lốc, lũ quét cục bộ tại một số điểm trên địa bàn. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tình hình thời tiết diễn biến không thuận lợi, trong các năm 2006 và 2008 đã xảy ra bão lũ lớn tại một số huyện: Đình Lập, Tràng Định, Văn Lãng, Bình Gia, Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn … gây thiệt hại không nhỏ đến công tác quản lý, vận hành và cung ứng điện.Sửa chữa đường dây 35Kv, đảm bảo an toàn trong mùa mưa bãoÔng Vi Lê Thành, Phó giám đốc Công ty điện lực Lạng Sơn cho biết: Hiện công ty đang quản lý 2113,5 km đường dây từ 10- 35kV, 4949,9 km đường dây 0,4 và 1064 trạm biến áp các loại với tổng dung lượng lên đến 185682KVA. Do đặc điểm địa hình miền núi dàn trải đường dây phải đi qua nhiều vùng núi non hiểm trở, nhiều điểm đường dây đi qua tại các vị trí cột thường có nguy cơ sạt lở,...
LSO-Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, địa hình tương đối cao, có nhiều khe dọc. Vì vậy, vào mùa mưa, bão thường chịu ảnh hưởng của gió lốc, lũ quét cục bộ tại một số điểm trên địa bàn. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tình hình thời tiết diễn biến không thuận lợi, trong các năm 2006 và 2008 đã xảy ra bão lũ lớn tại một số huyện: Đình Lập, Tràng Định, Văn Lãng, Bình Gia, Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn … gây thiệt hại không nhỏ đến công tác quản lý, vận hành và cung ứng điện.
|
Sửa chữa đường dây 35Kv, đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão |
Ông Vi Lê Thành, Phó giám đốc Công ty điện lực Lạng Sơn cho biết: Hiện công ty đang quản lý 2113,5 km đường dây từ 10- 35kV, 4949,9 km đường dây 0,4 và 1064 trạm biến áp các loại với tổng dung lượng lên đến 185682KVA. Do đặc điểm địa hình miền núi dàn trải đường dây phải đi qua nhiều vùng núi non hiểm trở, nhiều điểm đường dây đi qua tại các vị trí cột thường có nguy cơ sạt lở, nước chảy do mưa lớn, lũ cấp gây xói mòn sạt lở đến móng cột, móng néo, cột điện nhiều vị trí có thể gây nguy hiểm đến quản lý vận hành đường dây. Vì vậy, để đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục trong mùa mưa bão, ngay từ đầu quý II/2011, công ty đã tiến hành lập phương án huấn luyện và tổ chức diễn tập phòng chống lụt bão để chủ động, sẵn sàng ứng phó kịp thời với các tình huống xảy ra. Qua đó, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do bão lũ gây ra đối với lưới điện; đảm bảo cao nhất việc cấp điện, trước hết là phục vụ cho công tác phòng chống lụt bão và khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra, sau là phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Để thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến công tác đảm bảo an toàn, Công ty đã tổ chức tập huấn trang bị kiến thức và nâng cao kỹ năng ứng phó sự cố cho các cán bộ, công nhân viên trong ngành. Thành lập Ban chỉ huy diễn tập với những cán bộ chủ chốt, có kinh nghiệm và tiến hành diễn tập với nhiều tình huống giả định như: sự cố ngập úng, đổ cột, đứt dây, mất điện… và các phương án xử lý nhanh chóng, an toàn, hiệu quả tại hầu hết các địa bàn trọng điểm trên toàn tỉnh. Ngoài ra, đơn vị còn tiến hành chia theo nhóm, tổ, đội với các chức năng, nhiệm vụ riêng để khi xảy ra sự cố sẽ xử lý kịp thời, chuyên nghiệp, giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản. Đối với các loại thiết bị, vật tư dự phòng như: xà, sứ, dây, cáp, cột điện, attômát, cầu chì…cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng, đảm bảo cung ứng đầy đủ khi sự cố xảy ra.
Bên cạnh công tác huấn luyện, diễn tập cụ thể, đơn vị còn tổ chức nghiêm túc việc phát quang hành lang tuyến, đảm bảo hành lang an toàn cho các đường dây 35kV theo Nghị định số 106/2005/NĐ-CP và Nghị định số 81/2011/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương xử lý triệt để các vụ vi phạm hành lang lưới điện, có phương án bảo vệ các công trình điện khi có thiên tai xảy ra. Tăng cường và nâng cao chất lượng kiểm tra định kỳ ngày, đêm hệ thống lưới và các thiết bị điện thuộc đia bàn quản lý để phát hiện kịp thời và khắc phục triệt để các khiếm khuyết, nhất là các khiếm khuyết có nguy cơ gây ra sự cố Tăng cường và nâng cao chất lượng kiểm tra định kỳ ngày, đêm lưới điện và các thiết bị điện thuộc địa bàn quản lý để phát hiện kịp thời và khắc phục triệt để các khiếm khuyết. Đặc biệt là các khiếm khuyết có nguy cơ gây ra sự cố. Tổ chức thí nghiệm định kỳ 8 trạm trung gian, hệ thống rơ le bảo vệ và các máy cắt lộ ra, máy cắt phân đoạn của các đường dây 10- 35kV. Thí nghiệm định kỳ 407/632 TBA phân phối đến thời hạn thí nghiệm (2 năm/lần) do đơn vị quản lý và đo tiếp địa định kỳ 4457 vị trí trên 42 đoạn đường dây, nhánh rẽ thuộc 12 lộ đường dây 10kV, 35kV và bổ sung các vị trí có trị số cao mất tiếp địa…Đối với trung tâm viễn thông của công ty và các đơn vị trực thuộc, ngoài công tác đảm bảo an toàn còn được yêu cầu đảm bảo thường xuyên duy trì liên lạc, kịp thời nhận và xử lý nhanh các thông tin về sự cố.
Để thực hiện tốt công tác vận hành an toàn trong mùa mưa bão, công ty cũng phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan đoàn thể, tổ chức, cá nhân trong toàn tỉnh thực hiện tốt việc tuyên truyền nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ lưới điện, đảm bảo không để xảy ra thiệt hại về người và tài sản nếu xảy ra sự cố.
Minh Châu
Ý kiến ()