Hiện nay, sản phẩm hàng hóa bán tại siêu thị, cửa hàng, đại lý chiếm 95% là hàng Việt Nam sản xuất, trong đó có 13 mặt hàng thiết yếu được bình ổn giá như: sữa, nước mắm, muối, mì chính… Hàng Việt không chỉ bán buôn, bán lẻ tại các cửa hàng, siêu thị mà còn được đưa đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa thông qua các phiên chợ tại các xã, thị trấn. Ông Trần Thế Kiên, Giám đốc Công ty cổ phần Thành Đô cho biết: Mặc dù doanh số bán hàng tại các phiên chợ nông thôn rất thấp, không đủ bù các chi phí, đường sá đi lại vận chuyển hàng hóa lại rất khó khăn, nhưng vì mục tiêu phục vụ khách hàng, đưa hàng Việt về nông thôn, Công ty vẫn nỗ lực đưa hàng tới các vùng này. Công ty đang triển khai thêm xe ô tô tải nhỏ 5 tấn để có thể đi vào được các tuyến đường dân sinh, tiếp tục đem hàng hóa thiết yếu đến phục vụ đồng bào dân tộc ở các thôn, xã khó khăn, đồng thời, sẽ có một hệ thống siêu thị mi ni tại các huyện. Hướng tới đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, Công ty đề nghị các nhà sản xuất có chính sách ưu đãi về giá cả, để Công ty phục vụ tốt hơn cho khách hàng và khách hàng ưu tiên dùng hàng Việt hơn.
LSO-Thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong toàn tỉnh đã nhiệt tình hưởng ứng, tích cực đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng. Với các hoạt động tuyên truyền trong toàn cán bộ, nhân viên và chủ yếu nhập và bán hàng Việt Nam tại các siêu thị, đại lý, cửa hàng, Công ty cổ phần Thành Đô là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc đưa hàng Việt tới người tiêu dùng, đặc biệt là đưa hàng Việt về phục vụ người dân ở tận các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh.
|
Khách hàng đang lựa chọn sản phẩm tại Siêu thị Thành Đô |
Công ty cổ phần Thành Đô với ngành nghề kinh doanh chính là: kinh doanh siêu thị; bán buôn, bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu; sản xuất, mua bán, gia công, lắp ráp giá kê sắt, giá kệ gỗ trưng bày hàng, chuyển giao công nghệ phần mềm tin học, bán buôn, bán lẻ thiết bị máy tính, máy in, thiết bị văn phòng phẩm và gia đình, sản xuất mua bán rượu, bia, quần áo, lương thực, chế biến nông sản; mua bán, sản xuất, gia công chế biến gỗ; mua, bán, sản xuất thức ăn chăn nuôi; chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế, hóa mỹ phẩm; các dịch vụ vận tải, kinh doanh du lịch… Trong những năm qua, Công ty từng ngày lớn mạnh, khẳng định vị thế trong sản xuất, kinh doanh của mình thông qua hệ thống phân phối hàng, lưu lượng hàng hóa bán ra thị trường và doanh thu hàng năm. Hiện nay, mạng lưới phân phối sản phẩm của Công ty gồm: tổng kho rộng hơn 3.000m2 tại thị trấn Cao Lộc (Cao Lộc) và có các kho hàng tại các huyện Tràng Định, Lộc Bình, Bắc Sơn, Bình Gia, Hữu Lũng và Chi Lăng; một siêu thị bán lẻ- siêu thị Thành Đô và hơn 1.500 cửa hàng, đại lý tại thành phố và các huyện với đội ngũ cán bộ, nhân viên hơn 200 người. Doanh số bán hàng từ đầu năm đến nay đạt hơn 160 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ hàng Việt chiếm 95%…
Với sản xuất, kinh doanh đa dạng hàng hóa, hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối rộng lớn, cùng những thuận lợi về phương tiện vận chuyển, Công ty đã thực hiện tốt cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Thực hiện cuộc vận động, ban lãnh đạo Công ty đã kí hợp đồng phân phối sản phẩm do Việt Nam sản xuất, tuyên truyền trong đội ngũ nhân viên bán hàng nhận thức đúng đắn về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do Công ty cung cấp. Trong đó, quan tâm tuyên truyền cụ thể về chất lượng hàng Việt bằng hoạt động quảng cáo về các sản phẩm, minh chứng sức cạnh tranh của hàng Việt không thua kém hàng nhập khẩu, thậm chí còn đảm bảo chất lượng hơn vì có giá cả, thời hạn sử dụng luôn mới… Từ đó tư vấn bán hàng, vận động người tiêu dùng sử dụng hàng Việt. Ngoài ra, với vai trò, trách nhiệm là cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, Công ty còn cam kết bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng về: chất lượng, giá cả và thời hạn sử dụng.
Hiện nay, sản phẩm hàng hóa bán tại siêu thị, cửa hàng, đại lý chiếm 95% là hàng Việt Nam sản xuất, trong đó có 13 mặt hàng thiết yếu được bình ổn giá như: sữa, nước mắm, muối, mì chính… Hàng Việt không chỉ bán buôn, bán lẻ tại các cửa hàng, siêu thị mà còn được đưa đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa thông qua các phiên chợ tại các xã, thị trấn. Ông Trần Thế Kiên, Giám đốc Công ty cổ phần Thành Đô cho biết: Mặc dù doanh số bán hàng tại các phiên chợ nông thôn rất thấp, không đủ bù các chi phí, đường sá đi lại vận chuyển hàng hóa lại rất khó khăn, nhưng vì mục tiêu phục vụ khách hàng, đưa hàng Việt về nông thôn, Công ty vẫn nỗ lực đưa hàng tới các vùng này. Công ty đang triển khai thêm xe ô tô tải nhỏ 5 tấn để có thể đi vào được các tuyến đường dân sinh, tiếp tục đem hàng hóa thiết yếu đến phục vụ đồng bào dân tộc ở các thôn, xã khó khăn, đồng thời, sẽ có một hệ thống siêu thị mi ni tại các huyện. Hướng tới đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, Công ty đề nghị các nhà sản xuất có chính sách ưu đãi về giá cả, để Công ty phục vụ tốt hơn cho khách hàng và khách hàng ưu tiên dùng hàng Việt hơn.
Lâm Như
Ý kiến ()