LSO-Thiện Thuật là một xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Bình Gia, có 678 hộ gia đình, 3.296 nhân khẩu cùng sinh sống ở 14 thôn bản. Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền địa phương, đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn đã có phần được cải thiện, diện mạo của xã đang từng bước được đổi thay.Một góc của trung tâm xã Thiện ThuậtÔng Lương Văn Kiểu, Chủ tịch UBND xã cho biết: Thiện Thuật có tổng diện tích tự nhiên là 8.066ha, nhưng trong đó đất sản xuất nông nghiệp rất ít: 287,19 ha và chỉ có 177 ha đất trồng lúa, còn lại chủ yếu là đồi núi, độ dốc cao. Vì vậy, tuy là một xã thuần nông nhưng bình quân mỗi người chưa được 2 sào ruộng nên vấn đề đảm bảo an ninh lương thực luôn là điều mà xã quan tâm. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã luôn xác định lấy nông lâm nghiệp làm chủ đạo trong phát triển kinh tế của địa phương. Để nâng cao...
LSO-Thiện Thuật là một xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Bình Gia, có 678 hộ gia đình, 3.296 nhân khẩu cùng sinh sống ở 14 thôn bản. Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền địa phương, đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn đã có phần được cải thiện, diện mạo của xã đang từng bước được đổi thay.
|
Một góc của trung tâm xã Thiện Thuật |
Ông Lương Văn Kiểu, Chủ tịch UBND xã cho biết: Thiện Thuật có tổng diện tích tự nhiên là 8.066ha, nhưng trong đó đất sản xuất nông nghiệp rất ít: 287,19 ha và chỉ có 177 ha đất trồng lúa, còn lại chủ yếu là đồi núi, độ dốc cao. Vì vậy, tuy là một xã thuần nông nhưng bình quân mỗi người chưa được 2 sào ruộng nên vấn đề đảm bảo an ninh lương thực luôn là điều mà xã quan tâm. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã luôn xác định lấy nông lâm nghiệp làm chủ đạo trong phát triển kinh tế của địa phương. Để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, từ năm 2005 trở lại đây, xã đã tích cực chỉ đạo các ban, ngành chức năng tổ chức tập huấn, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ phù hợp nhằm tăng hệ số quay vòng đất, chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa những giống ngô, lúa có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Tính đến nay, toàn xã đã đưa trên 80% giống mới vào thâm canh, tăng vụ. Năng suất lúa đã tăng từ 39 tạ/ha năm 2005 đến nay lên 41,4 tạ/ha, năng suất ngô bình quân đạt 42,2 tạ/ha. Năm 2005, bình quân lương thực đầu người đạt 391 kg/người/năm đến nay đã đạt trên 430 kg/người/năm. Cùng với đó, phong trào cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, góp phần giải phóng sức lao động của người nông dân, việc gieo trồng cũng được đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo kịp thời vụ. Đến nay, toàn xã đã có gần 120 máy cày tay, trên 60 máy bơm nước, gần 130 máy xay xát. Vài năm trở lại đây, nhận thấy đồng đất của địa phương phù hợp với việc trồng cây thạch đen, sau khi một vài hộ mạnh dạn gieo trồng thành công, có thu nhập, phong trào trồng cây thạch đen trong xã đang lan rộng, bà con tận dụng những diện tích đất thích hợp để trồng thạch đen nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Yếu tố quan trọng giúp Thiện Thuật XĐGN có hiệu quả là được sự quan tâm đầu tư của nhà nước, cơ sở hạ tầng của xã từng bước được nâng cấp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và phục vụ đời sống của nhân dân. Từ nguồn vốn Chương trình 135, xã đã mở thêm được nhiều con đường liên thôn, liên xã như đường từ Khuổi Khụy đi Khuổi Hắp, Khuổi Cưởm đi Pác Luống, hỗ trợ bà con nông dân vật nuôi, cây trồng, công trình nước sạch sinh hoạt. Từ nguồn vốn Chương trình 134, xã đã xóa được 48 nhà dột nát, hỗ trợ công trình nước sinh hoạt phân tán cho gần 30 hộ, hỗ trợ đất ở cho 13 hộ và 47 hộ được hỗ trợ đất sản xuất. Từ Chương trình 167, có 40 hộ được hỗ trợ xóa nhà ở dột nát, dự kiến từ nay đến hết năm 2011, sẽ có thêm 30 hộ được hỗ trợ để xóa nhà dột nát.
Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống cũng như hạ tầng cơ sở, nhưng Thiện Thuật hiện vẫn là xã đặc biệt khó khăn tỉ lệ hộ nghèo còn cao. Qua tìm hiểu được biết, một trong những nguyên nhân là do xã chưa tận dụng được tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển. Với địa hình chủ yếu là đồi núi, diện tích đất rừng lớn (rừng sản xuất 3.583 ha), nhưng từ năm 2006 trở về trước, phong trào trồng rừng chưa phát triển nên đến nay, bà con nông dân vẫn chưa có thu nhập từ nghề rừng, đa phần diện tích đất rừng vẫn là cây tự nhiên và những tán cây bụi. Từ năm 2006 trở lại đây, cùng với việc giao đất, giao rừng và sự hỗ trợ của Nhà nước, phong trào trồng rừng mới bắt đầu phát triển, toàn xã đã trồng được 465 ha rừng từ dự án 661. Ông Lương Văn Kiểu cho biết thêm: đây cũng là một trong những hạn chế trong phát triển kinh tế của xã. Trong thời gian tới, xã sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu được giá trị kinh tế từ rừng mang lại, từ đó tích cực trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Đức Anh
Ý kiến ()