Công tác tuyên giáo ở Hải Dương có nhiều cách làm mới, sáng tạo
Nhận thức rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác tuyên giáo trong tình hình mới, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo các huyện ủy, thị ủy trong tỉnh Hải Dương đã chủ động tham mưu cho cấp ủy nâng cao chất lượng, hiệu quả việc học tập, quán triệt và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Các hội nghị quán triệt, triển khai các nghị quyết của BCH Trung ương (khóa XI) được tổ chức theo hình thức trực tuyến trong toàn tỉnh, nâng cao được chất lượng, mở rộng được đối tượng, tiết kiệm thời gian và chi phí.
* Sóc Trăng phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc Khmer
Hải Dương là tỉnh đầu tiên trong cả nước có sáng kiến trong việc tổ chức học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo chuyên đề của từng tháng, gắn với sinh hoạt chi bộ. Cụ thể, năm 2015, với chủ đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới, trung thực, trách nhiệm, gắn bó với nhân dân, đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã xây dựng kế hoạch cho từng quý.
Cùng với tuyên truyền thông qua các tài liệu, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tích cực đối mới cách thức tổ chức hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh theo hướng gắn với thực tiễn của địa phương, tổ chức tập huấn nghiệp vụ, hội thi, tập trung trao đổi, thảo luận về những vấn đề cần tập trung định hướng tuyên truyền của tỉnh và đơn vị phối hợp. Hằng năm, hệ thống tuyên giáo của tỉnh đã phối hợp in ấn, phát hành hàng nghìn cuốn sách, tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục.
* Những năm gần đây, bên cạnh việc đầu tư phát triển kinh tế, công tác giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc Khmer được tỉnh Sóc Trăng đặc biệt quan tâm. Hiện Sóc Trăng là tỉnh đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long về hệ thống các trường dân tộc nội trú dành cho học sinh dân tộc Khmer với chín trường dân tộc nội trú ở các huyện, thị xã, một trường dân tộc nội trú cấp tỉnh, hơn 150 trường ở vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer dạy hai thứ chữ, tổng số học sinh dân tộc Khmer ở các cấp học là gần 80 nghìn em.
Thực hiện Đề án củng cố và phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã đầu tư hơn 256 tỷ đồng xây dựng hệ thống các trường trung học cơ sở dân tộc ở các huyện, thị xã, thành phố có đồng bào Khmer. Tính đến nay, toàn tỉnh có chín trường dân tộc nội trú, trong đó có tám trường trung học cơ sở và một trường trung học phổ thông, gồm 85 lớp với 2.703 học sinh. Sóc Trăng có gần 12% tổng số học sinh dân tộc Khmer được học ở các trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh. Để bảo đảm cho con em dân tộc Khmer nghèo, vùng đặc biệt khó khăn ở các huyện được tham gia học tập tại các trường dân tộc nội trú, hằng năm tỉnh Sóc Trăng đều có chỉ tiêu phân bổ cho tất cả các huyện. Đối với trường dân tộc nội trú hệ trung học cơ sở thực hiện tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển ưu tiên cho học sinh nghèo, vùng đặc biệt khó khăn.
Hệ thống trường lớp và cách tuyển sinh ưu tiên như vậy đã và đang đem lại sự phấn khởi, tin tưởng của đồng bào Khmer đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đồng thời từng bước nâng cao dân trí, tạo nguồn đào tạo cán bộ người dân tộc phục vụ địa phương.
Theo Nhandan.org.vn
Ý kiến ()