Công tác trọng tâm của ngành công thương trong tháng 11
Tại cuộc họp giao ban trực tuyến ngày 7-11, Bộ Công thương đã lưu ý một số công tác trọng tâm của các đơn vị trực thuộc trong tháng 11.Đó là, tăng cường nắm bắt thông tin chủ động xử lý, tạo điều kiện mức cao nhất cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất; theo dõi sát biến động thị trường thế giới để hỗ trợ kịp thời cho DN xuất khẩu; thực hiện các chính sách kiềm chế nhập siêu. Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời nhằm bình ổn thị trường, nhất là trong dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới. Tập trung giám sát chặt chẽ các dự án trọng điểm tiến độ chậm trong mười tháng đầu năm và các dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2011. Các đơn vị thuộc Bộ tổ chức rà soát, cân đối đủ nhu cầu vốn, nhu cầu ngoại tệ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư trong năm 2012. Đẩy mạnh sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trong nước sản...
Tại cuộc họp giao ban trực tuyến ngày 7-11, Bộ Công thương đã lưu ý một số công tác trọng tâm của các đơn vị trực thuộc trong tháng 11.
Đó là, tăng cường nắm bắt thông tin chủ động xử lý, tạo điều kiện mức cao nhất cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất; theo dõi sát biến động thị trường thế giới để hỗ trợ kịp thời cho DN xuất khẩu; thực hiện các chính sách kiềm chế nhập siêu. Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời nhằm bình ổn thị trường, nhất là trong dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới. Tập trung giám sát chặt chẽ các dự án trọng điểm tiến độ chậm trong mười tháng đầu năm và các dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2011. Các đơn vị thuộc Bộ tổ chức rà soát, cân đối đủ nhu cầu vốn, nhu cầu ngoại tệ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư trong năm 2012. Đẩy mạnh sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trong nước sản xuất để giảm chi phí, hạ giá thành, góp phần giảm nhập siêu. Tập trung thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi phí, nhất là sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên. Các đơn vị sản xuất phân bón thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định công suất các nhà máy, đồng thời tích cực tham gia giám sát chặt chẽ công tác phân phối phân bón.
PV
Tồn kho gần 400 nghìn tấn thép
Chiều 7-11, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) Nguyễn Tiến Nghi cho biết, lượng thép xây dựng tồn kho tính đến đầu tháng 11 ở mức gần 400 nghìn tấn, ngoài ra lượng phôi chuẩn bị sản xuất cho tháng 11 khoảng 520 nghìn tấn. Theo đánh giá của VSA, đây là mức tồn kho cao, các doanh nghiệp thép vẫn đang ở tình trạng hết sức khó khăn. Nhiều doanh nghiệp thép đang phải tiết giảm sản lượng, sắp xếp lại sản xuất nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Mười tháng qua, lượng thép sản xuất giảm mạnh so cùng kỳ năm trước. Thị trường trong nước vẫn bị thu hẹp do các công trình xây dựng chưa đẩy nhanh tiến độ, do ảnh hưởng từ việc thực hiện cắt giảm đầu tư công của Chính phủ. Giá thép giao tại nhà máy khoảng 15,5 đến 17,2 triệu đồng/tấn, thực tế còn thấp hơn do trừ chiết khấu.
Dự báo, hai tháng cuối năm, giá thép xây dựng trong nước có khả năng vẫn duy trì ở mức thấp do lượng tồn kho còn lớn, mặt khác, giá phôi thế giới đang có xu hướng giảm.
PV
Chủ động thu xếp vốn thu mua cà-phê niên vụ mới
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đề nghị các ngân hàng cân đối nguồn vốn từ 16 nghìn đến 20 nghìn tỷ đồng để thu mua cà-phê niên vụ 2011- 2012 và tiếp tục có kế hoạch tạm trữ cà-phê đáp ứng nhu cầu thị trường ngay từ đầu vụ. Trong đó, riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thu xếp vốn và sẽ dành 5.000 tỷ đồng cho chương trình thu mua, tạm trữ và xuất khẩu 1,1 triệu tấn cà-phê, nếu các doanh nghiệp xuất khẩu cà-phê đáp ứng đầy đủ điều kiện vay vốn.
Theo Nhandan
Ý kiến ()