Công tác phụ nữ ở huyện Đình Lập: Chú trọng đến hội viên vùng dân tộc thiểu số
LSO- Với một huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong những năm qua, công tác hội và phong trào phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số của huyện Đình Lập luôn được quan tâm thực hiện có hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt về đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của đa số dân tộc bản địa, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế toàn diện của địa phương. Hội viên phụ nữ biểu quyết bầu cử tại Đại hội phụ nữ huyện Đình Lập khóa 14Hiện nay, trên địa bàn huyện Đình Lập có trên 5.000 hội viên tham gia sinh hoạt hội phụ nữ, trong đó phụ nữ là dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao... chiếm số đông. Phần lớn chị em có nhận thức cũng như đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, nhất là các hộ nghèo, hộ gia đình đi làm ăn xa. Chị em phải tập trung vào làm kinh tế để lo cho cuộc sống gia đình nên có nhiều ảnh hưởng đến sự đóng góp cho phong trào và hoạt động hội phụ nữ. Trước tình...
LSO- Với một huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong những năm qua, công tác hội và phong trào phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số của huyện Đình Lập luôn được quan tâm thực hiện có hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt về đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội của đa số dân tộc bản địa, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế toàn diện của địa phương.
Hội viên phụ nữ biểu quyết bầu cử tại Đại hội phụ nữ huyện Đình Lập khóa 14
Đặc biệt là phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình đã được Hội LHPN huyện phát huy hiệu quả. Trong 5 năm qua, hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện ủy thác cho 1.831 hộ vay vốn, với số tiến trên 43 tỷ đồng; phối hợp với Chi nhánh Vật tư nông nghiệp huyện, tín chấp 970 tấn phân bón các loại theo hình thức trả chậm cho phụ nữ nghèo của 8 xã đầu tư vào sản xuất kịp thời vụ. Thông qua hoạt động hỗ trợ của hội, nhiều hội viên phụ nữ đã thoát nghèo, có nhiều chị chịu khó làm ăn phát triển kinh tế gia đình, quản lý sử dụng đồng vốn đúng mục đích, có hiệu quả như chị Bế Thị Bạch, ở xã Bính Xá; Nguyễn Thị Chanh ở xã Lâm Ca, hàng năm cho thu nhập từ 50 – 60 triệu đồng… Thêm nữa, là sự ra đời của các câu lạc bộ phụ nữ đã góp phần tạo chuyển biến mới trong nhận thức của hội viên phụ nữ, nhất là chị em ở vùng dân tộc thiểu số. Toàn huyện hiện có 3 câu lạc bộ “Phụ nữ không có người sinh con thứ 3 trở lên”; 4 câu lạc bộ “ Bình đẳng giới – phòng chống bạo lực gia đình”. Mới đây, mô hình “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” đã triển khai, thực hiện tại 12/12 cơ sở hội, thu hút nhiều hội viên đăng ký thực hiện. Từ khi mô hình “5 không, 3 sạch” được thành lập và hoạt động hiệu quả đã mang lại sự chuyển biến tích cực; bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đường làng ngõ xóm được chị em dọn dẹp sạch sẽ, nhà cửa ngăn nắp, bếp núc gọn gàng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, con cái chăm ngoan học giỏi, trẻ em trong độ tuổi được đến trường, không có trẻ em bỏ học, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình ngày càng giảm, đời sống kinh tế gia đình của chị em ngày càng phát triển. Chị Tuyết nhận định: “một trong những nhận thức được thay đổi đối với hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số ở Đình Lập phải kể đến đó là từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh, chị em cùng đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
Trung Xuân
Ý kiến ()